“Bí kíp” học giỏi Hóa mà học sinh nào cũng cần biết!

0
9296

Lên lớp 9, lượng kiến thức môn Hóa học sẽ mở rộng, nâng cao hơn so với lớp 8. Với nhiều học sinh, Hóa học gần như trở thành “ác mộng” và dường như không có bí quyết nào để học tốt môn này. Vậy học thế nào để có thể cải thiện và học tốt Hóa?

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ, môn Hóa lớp 9 không khó học như nhiều bạn vẫn tưởng. Tuy nhiên, để học tốt Hóa cần phải nghiêm túc và áp dụng đúng các phương pháp. Học sinh cần nắm vững các công thức và áp dụng nó linh hoạt vào trong bài tập thì mọi vấn đề Hóa học sẽ giải quyết dễ dàng.

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc chia sẻ bí kíp học giỏi Hóa 

Đầu tiên là phải nắm vững kiến thức nền tảng

Cô Ngọc chỉ ra rằng: “Phương pháp học Hóa cũng như xây một ngôi nhà. Để xây nhà đẹp, nhà cao thì cần có nền móng vững chắc. Học giỏi Hóa thì cần phải có nền tảng kiến thức tốt”. Nếu không có những kiến thức lý thuyết nền tảng thì cho dù học giỏi đến đâu, học sinh cũng khó có thể vượt qua được những bài tập Hóa một cách nhanh chóng và chuẩn xác.

Với kiến thức nền tảng nội dung chương trình lớp 9, học sinh sẽ được học theo 3 chủ đề: 

  • Chủ đề 1: Các hợp chất vô cơ gồm Oxit, Axit, Bazo và muối.
  • Chủ đề 2: Kim loại và phi kim.
  • Chủ đề 3: Các hợp chất hữu cơ gồm Hidrocacbon và Dẫn xuất của hidrocacbon.

Khi đó, học sinh phải ghi nhớ các lý thuyết về khái niệm, phân loại, tính chất, điều chế, nhận biết, ứng dụng,… Hãy luôn tự mình đặt ra câu hỏi oxit là gì? Nó có tính chất gì? Làm thế nào để điều chế? Và nó có ứng dụng gì trong đời sống?

Đặc biệt, Học hóa là phải học hiểu chứ không phải học thuộc lòng. Vì nếu học thuộc lòng bạn sẽ không bao giờ làm tốt bài được.

Liên kết kiến thức nâng cao

Khi đã nắm chắc nền tảng, để học tốt môn Hóa, học sinh cần ghi chú lại những kiến thức đặc biệt. Học chuyên đề nào, ghi chú lại chuyên đề đó. 

Ví dụ như phần axit sunfuric đặc: Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Phương trình: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2

Phương trình: C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

Phương trình: 2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

Hệ thống bổ xung kiến thức nâng cao ngay từ khi học cơ bản để làm tốt các bài tập chuyên đề nâng cao.

Cách học tốt Hóa là chăm chỉ làm bài tập

Mỗi một dạng bài tập đều có nhiều cách giải khác nhau. Để trau dồi lý thuyết, học sinh cần làm thật nhiều dạng bài tập và cố gắng giải thật nhiều cách khác nhau để có thể tìm ra phương pháp tối ưu nhất.

Những bài tập cơ bản học sinh thường gặp là viết phương trình chuyển đổi cơ bản, tính số mol, thể tích,…

Ví dụ:  Na → Na2O → NaOH → Na2SO4 → NaCl

Với việc nắm vững kiến thức cơ bản, phương trình trên sẽ không làm khó các bạn đúng không? Sau đó, khi đã quen với các chuyên đề bài tập cơ bản, hãy đi vào phần bài tập nâng cao. Việc vận dụng kiến thức nâng cao sẽ giúp chúng ta dễ dàng đối phó với các dạng bài mới hơn và giúp chúng ta làm tốt các dạng bài này.

Cô Ngọc hướng dẫn cách học giỏi Hóa lớp 9

Hy vọng những tư vấn trên đây của cô Ngọc sẽ giúp các bạn học sinh 2k4 có kế hoạch hoạch học tập và ôn thi môn Hóa học hiệu quả.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Hóa học năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/chuong-trinh-hoc-tot-Hoa-hoc-lop-9

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!