Chia sẻ giải pháp giúp con học tốt môn Ngữ văn 6

0
3020

Bỡ ngỡ, choáng ngợp là cảm xúc chung của rất nhiều học sinh khi bước vào lớp 6. Đặc biệt, đối với những môn học học có sự thay đổi và nâng cao như Ngữ văn, phụ huynh nên hướng dẫn con xây dựng kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả.

Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI sẽ tư vấn cho phụ huynh kinh nghiệm để đồng hành cùng con học tốt môn Ngữ văn 6 trong bài viết dưới đây.

Lớp 6 – thời điểm chuyển cấp quan trọng

Khác với môn tiếng Việt lớp 5, môn Ngữ văn lớp 6 bao gồm các phần đọc hiểu văn bản, tiếng Việt (tương ứng với lớp 5 là luyện từ câu), tập làm văn. Trong đó, đối với phần đọc hiểu, học sinh không phải chỉ đọc đúng, diễn cảm mà còn phải phân tích và hiểu nội dung của văn bản. Nếu như ở các lớp dưới, rất dễ dàng để đạt được điểm 9, 10 thì khi lên lớp 6, chỉ những bài viết đủ các tiêu chí: viết đúng, viết hay, viết sáng tạo mới được điểm cao.

Bên cạnh đó, học sinh cũng cần làm quen với các bài kiểm tra và cách tính điểm theo hệ số.

Bao gồm các bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, 2 tiết, kiểm tra cuối kì,… yêu cầu học sinh học bài thường xuyên và nắm vững kiến thức.

Phần tập làm văn sẽ kế thừa các kiến thức quen thuộc của lớp 5 nhưng cũng có các yêu cầu cao hơn với hai phần kiến thức là văn tự sự và văn miêu tả dạng kể chuyện sáng tạo, nhập vai nhân vật, thay đổi ngôi kể,…

Sự khác nhau giữa Ngữ văn 6 và Tiếng Việt lớp 5

Gợi ý phương pháp học Ngữ văn hiệu quả  

Thầy Hùng gợi ý, để học tốt môn Ngữ văn, học sinh nên có sự chuẩn bị bài học trước ngay từ nhà. Việc soạn bài, tìm hiểu trước nội dung, trả lời trước các câu hỏi trong sách sẽ giúp học sinh tự tin, chủ động phát biểu và dành điểm số cao. Từ đó có thêm động lực và hứng thú khi học Văn.

Khối lượng kiến thức của môn Ngữ văn nhiều, đối với các văn bản, học sinh cần ghi nhớ cả thông tin về tác giả, nội dung nghệ thuật, cách phân tích. Tuy nhiên, nên hiểu rằng, đây không phải là môn học thuộc, vì vậy cần áp dụng các phương pháp ghi chép phù hợp, sáng tạo, có thể gắn liền với các hình ảnh, sử dụng sơ đồ tư duy.

Điểm yếu của không ít học sinh khi học văn là sự thiếu hụt về vốn từ, khi viết tập làm văn thường bị “bí”. Phụ huynh nên cho con rèn luyện thêm bằng cách đọc các tác phẩm truyện, các cuốn sách kinh điển và tích lũy ngay từ giao tiếp hàng ngày. Khi đọc sách, thay vì chỉ đọc lướt qua để biết nội dung, cốt truyện, học sinh nên thưởng thức cái hay cái đẹp của tác phẩm, bồi đắp tâm hồn, học hỏi từ cách giới thiệu nhân vật, các hành động, diễn biến tâm lí của nhân vật.

Thầy Hùng khái quát nội dung Chương trình Ngữ văn 6

Con sử dụng văn mẫu: nên hay không?

Vấn đề sử dụng văn mẫu gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, thầy Hùng nhấn mạnh, bản chất văn mẫu không hề xấu, mà phải xem chúng ta đã sử dụng nó đúng cách, đúng mục đích hay chưa.

Văn mẫu nên được sử dụng để tham khảo cách xây dựng ý, lối diễn đạt, sử dụng các “từ đắt”, các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa,…để áp dụng vào bài. Nếu biết sử dụng đúng cách, khả năng làm văn của học sinh sẽ được cải thiện đáng kể, mỗi bài tập làm văn cũng trở nên phong phú hơn.

Tuy nhiên, tuyệt đối không sao chép và lạm dụng văn mẫu. Bởi nếu chỉ chép văn mẫu, học sinh sẽ luôn luôn chỉ là hình bóng của người khác, mất đi sự sáng tạo và tự do trong khả năng tư duy sẵn có. Dần dần, bài văn chỉ còn là sự cóp nhăt, sáo rỗng, khó có được điểm cao.

Học sinh nên sử dụng văn mẫu đúng cách (nguồn ảnh: Báo mới)

Với mong muốn đồng hành cùng phụ huynh và học sinh chinh phục môn Ngữ văn 6, Chương trình Học Tốt 2019 – 2020 của HOCMAI cung cấp giải pháp học tập toàn diện, bám sát nội dung kiến thức sách giáo khoa, ôn tập kiến thức ngay từ hè, giúp con bứt phá trong năm học mới.

>>>Đăng kí Chương trình Học Tốt ngay tại đây: http://bit.ly/giải_pháp_học_tốt_Ngữ_văn_6

Thông tin chi tiết về khóa học phụ huynh và học sinh liên hệ ngay Hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.