Cô Dương Thu Hà bật mí bí quyết đạt điểm cao chuyên đề nhiễm sắc thể – nguyên phân trong Sinh học lớp 9

0
7875

Trong chương trình sinh học lớp 9, chuyên đề nhiễm sắc thể – nguyên phân có rất nhiều dạng bài tập khó, phức tạp khiến cho học sinh hoang mang, không biết cách làm như thế nào khi gặp phải dạng bài tập này.

Cô Dương Thu Hà – giáo viên bộ môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh ghi nhớ và hiểu kiến thức phần nhiễm sắc thể – nguyên phân qua bài giảng sau đây.

Cô Dương Thu Hà hướng dẫn học sinh bài giảng về “Nhiễm sắc thể – Nguyên phân”

Kiến thức về nhiễm sắc thể

Trong phần kiến thức của nhiễm sắc thể, cô Hà lưu ý học sinh cần chú ý tới ba nội dung kiến thức trọng tâm cụ thể như sau:

Đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành tương đồng giống nhau về hình dạng và kích thước nên gen trên cặp nhiễm sắc thể cũng tồn tại thành từng cặp.

Ngoài ra, học sinh cũng cần lưu ý rằng mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình dạng.

Ví dụ:

Bộ nhiễm sắc thể ở người: 2n = 46; bộ nhiễm sắc thể ở ruồi giấm: 2n = 8

Cấu trúc của nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp nên mỗi nhiễm sắc thể kép sẽ gồm hai nhiễm sắc tử chị em (cromatit), gắn với nhau ở tâm động.

Hình ảnh minh họa về cấu trúc của nhiễm sắc thể

Sau khi nắm rõ phần cấu trúc học sinh đặc biệt ghi nhớ công thức cấu tạo nên nhiễm sắc thể là sự kết hợp của ADN với protein histon (protein kiềm).

Chức năng của nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể có ba chức năng quan trọng, đó là lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Kiến thức về quá trình nguyên phân

Nguyên phân là một pha của chu kỳ tế bào. Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Khi ôn lại kiến thức về quá trình này, cô Hà chia sẻ học sinh chỉ cần ghi nhớ quá trình nguyên phân được chia làm hai giai đoạn với bốn kỳ cụ thể như sau:

Kỳ đầu

Ở kỳ đầu, nhiễm sắc thể kép đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt và gắn với nhau tại tâm động. Thoi phân bào được hình thành, dài ra và đẩy hai trung tử về hai cực của tế bào. Lúc này, hạch nhân dần dần biến mất.

Kỳ giữa

Sau khi hoàn thành kỳ đầu, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại. Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kỳ sau

Từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn. Tiếp đo, chúng phân li về hai cực của tế bào nhờ thoi phân bào.

Kỳ cuối

Các nhiễm sắc thể đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc thể chất. Cuối cùng, màng nhân và hạch nhân dần được hình thành.

Cô Hà hướng dẫn học sinh diễn biến quá trình nguyên phân

Kết quả cuối cùng, học sinh cần đưa ra nhận xét, từ một tế bào mẹ sau quá trình nguyên phân xuất hiện hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ.

Trên đây là một số kiến thức trọng tâm trong chuyên đề nhiễm sắc thể – nguyên phân, chúc các teen học tập và ôn luyện thật tốt dạng bài tập trong chuyên đề này nhé!

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

 

>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Sinh học năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/Chuong-trinh-hoc-tot-Sinh-hoc-lop-9

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!