Kỹ năng làm bài đọc hiểu trong môn Tiếng Việt

0
7461

Muốn làm tốt bài đọc hiểu các bạn học sinh cần có kiến thức không chỉ ở môn tiếng Việt mà cần có kiến thức xã hội và một số kỹ năng để đạt điểm cao trong bài đọc hiểu ở các bài kiểm tra cũng như các bài thi.

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc – hiểu là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những kỹ năng giúp làm tốt bài đọc hiểu thông qua bài hướng dẫn của cô Vũ Thu Hà của Hocmai.vn các bạn nhé.

I. Kỹ năng làm câu đọc – hiểu

  • Vị trí: linh hoạt trong đề thi
  • Số lượng: Một đề thi thường có 1 – 2 câu hỏi về kỹ năng đọc hiểu, mỗi câu thường có 3 – 4 ý nhỏ.
  • Điểm số: Mỗi câu đọc hiểu thường chiếm từ 3 – 4 điểm.
  • Độ khó: ở mức độ cơ bản.

II.Cấu trúc câu hỏi đọc – hiểu: bao gồm 2 phần

  1. Văn bản cần đọc hiểu ( ngữ liệu)
  • Thường là bài thơ/ đoạn thơ, đoạn văn, câu chuyện ngắn,..
  • Nhận biết: phía cuối văn bản thường ghi rõ nguồn: SGK, ngoài SGK,..
Cô Vũ Thị Hà hướng dẫn học sinh những kỹ năng làm bài thi tiếng việt vào 6

Cha mẹ tham khảo toàn bộ link video  tại đây: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/82420/on-tap-ki-nang-doc-hieu-van-ban-phan-1.html

2. Câu hỏi đi kèm:

+Hỏi tên bài văn, tác giả

+ Xác định các yếu tố hình thức của bài văn ( thường nằm trong kiến thức tiếng Việt): các biện pháp tu từ, các kiểu câu, nghĩa của từ, liên kết câu,…

+ Xác định nội dung của bài văn: nội dung chính của văn bản là gì? Tìm chủ đề của văn bản? Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

+ Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân

III. Các làm câu đọc hiểu

  1. Về yêu cầu
  • Hình thức:

+ Các câu văn, đoạn văn ngắn

+ Ngắn gọc, xúc tích

  • Nội dung:

+ Đầy đủ

+ Trọng tâm, không lan man, dài dòng

  1. Về kiến thức và kỹ năng

Kiến thức về văn bản: Học sinh cần phải có kiến thức về tiếng Việt và kiến thức về xã hội.

+ Trong kiến thức về tiếng Việt, cần nắm chắc kỹ năng giải thích từ và khái niệm, xác định nội dung văn bản

Ví dụ: Đề bài của văn bản tên là “ Sống đẹp”

=> Câu hỏi đặt ra: “ Anh/ chị hãy giải thích thế nào là sống đẹp?”

+ Đối với kiến thức về xã hội, cách viết câu văn và đoạn văn, năng lực cảm thụ văn học ( trình bày suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về nhân vật hoặc cảnh vật có trong bài).

Trên đây là những tips làm bài đọc – hiểu của Hocmai.vn về cách làm bài đọc – hiểu trong chương trình học môn tiếng Việt của các bạn học sinh Tiểu học. Các bạn hãy cùng lưu lại một số mẹo để có thể hoàn thành thật tốt bài tập về đọc – hiểu nhé!

Muốn trang bị cho con những hành trang kiến thức trước khi bước vào năm học mới, cha mẹ hãy tham khảo Chương trình Học Tốt của Hocmai.vn Tiểu học để giúp con có nền tảng kiến thức vững chắc và phương pháp học tập phù hợp.