Làm sao để teen lớp 8 rút ngắn một nửa thời gian để ôn Văn học kỳ II?

0
5150

Mọi người đều nghĩ muốn học giỏi môn Văn cần phải có năng khiếu hoặc phải có một tâm hồn thi sĩ. Nhưng không, một thiên tài chỉ có 1% là bẩm sinh, còn 99% là do sự nỗ lực tạo ra. 

Để giúp các em học sinh tiết kiệm thời gian ôn tập, thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ Văn THCS tại HOCMAI với kinh nghiệm 7 năm giảng dạy và ôn luyện môn Ngữ văn, đã chia sẻ những nội dung cần chú trọng trong môn Ngữ Văn lớp 8. 

1. Phần Tập làm văn

– Văn nghị luận:

+ Nghị luận xã hội:

Các vấn đề xã hội được đặt ra từ các tác phẩm trong chương trình học như: phương pháp học tập (học đi đôi với hành, học rộng nhưng phải tóm được gọn); về ý nghĩa to lớn của học tập và việc học tập suốt đời; vai trò của những chuyến tham quan dã ngoại; …

Các vấn đề cũng có thể xuất phát từ thực tế cuộc sống: vai trò của sách, tinh thần yêu nước và trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, bảo vệ môi trường, phong cách ăn mặc, chơi thể thao để nâng cao sức khỏe,…

+ Nghị luận văn học: Viết đoạn văn/bài văn cảm nhận/phân tích các nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong chương trình học.

– Văn thuyết minh: thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, về một tác phẩm văn học trong chương trình học, một tác giả văn học nổi tiếng, …

– Yêu cầu khi ôn tập phần tập làm văn là các em phải nắm bắt được đặc điểm của mỗi loại văn bản. Ngoài ra, các em phải học cách tìm hiểu đề và lập dàn ý cho các đề bài, riêng về văn nghị luận phải có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

2. Phần Văn

+ Thơ mới: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương

+ Thơ cách mạng: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường

+ Nghị luận trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học

+ Nghị luận hiện đại: Thuế máu, Đi bộ ngao du

+ Kịch: Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục

Ở phần Văn, các em nên lập một bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản của từng tác phẩm trong sách giáo khoa để dễ dàng ôn tập.

Ví dụ, trong tác phẩm Nhớ rừng, tác giả Thế Lữ, thể loại thơ mới với nội dung là “Mượn lời của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy”.

3. Phần Tiếng Việt

Các nội dung cần chú ý:

  • Câu (câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định)
  • Trật tự của từ trong câu.
  • Hành động nói
  • Hội thoại.

Để có thể làm tốt bài ở phần tiếng Việt, các em phải nắm chắc các khái niệm, cách đặt câu, từ đó viết thành các đoạn hội thoại, đoạn văn. Đây là một phần dễ kiếm điểm trong bài thi nên các em hãy chú ý và cẩn thận khi làm.

Trên đây là những nội dung quan trọng cần chú ý khi ôn tập môn Văn cho kì thi kết thúc học kì sắp tới. Ngay từ hôm nay hãy ôn tập thật kỹ và theo dõi fanpage Hocmai.vn THCS để cập nhật những thông tin, bài giảng hướng dẫn của thầy cô cũng như theo dõi website Hocmai.vn để cập nhật các khoá học bổ ích nhé.

Đặc biệt, nhân dịp sinh nhật 11 tuổi của HOCMAI, HOCMAI thân tặng các bậc phụ huynh và các bạn học sinh quà tặng là khóa ôn thi Văn / Toán học kỳ 2. Hãy nhanh tay truy cập trang “MỪNG SINH NHẬT VUI, NHẬN QUÀ HỌC TỐT” hoặc CLICK BANNER và làm theo hướng dẫn để nhận quà nhé!