Mất gốc nguy hiểm lắm, mẹ biết không?

0
7817

Những tác hại này khiến con sợ học, chán học, xấu hổ với bạn bè xung quanh và sự thiếu tin tưởng vào bản thân mình. Không chỉ vậy, đôi lúc nó còn tạo thành những tổn thương tâm lý vĩnh viễn cho con.

Theo thống kê, có trên 90% tỷ lệ “MẤT GỐC” của con bắt nguồn từ việc con KHÔNG ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC trong hè!. Một tỷ lệ cao không tưởng!. Bởi vì, thời gian hè của con hầu hết là dành cho các hoạt động vui chơi giải trí, trại hè, học năng khiếu, ngoại khóa kĩ năng… chứ không phải cho quá trình ôn tập lại kiến thức cũ.

Hầu hết các cha mẹ đều đã nghe tới từ mất gốc kiến thức này rồi thế nhưng những nguy hại thật sự của nó tới con, cha mẹ đã hiểu rõ hay chưa?

1.Mất gốc khiến con sợ hãi học tập.

Chương trình học là một hình tam giác ngược mà càng lên cao thì lại càng khổng lồ. Tất cả đều đi lên từ những thứ căn bản nhất. Nếu ngay cả phần nền này con cũng quên mất thì làm sao mong đợi rằng con sẽ tiếp thu được những kiến thức mới, xa lạ, khó hơn được suy ra từ những công thức, nội dung cũ đã học?

Con không hiểu bài nên không có hứng thú học tập – Ảnh:st

Càng học thì càng chẳng hiểu gì cả. Thế nên con rất dễ sinh ra sự sợ hãi đối với từng tiết học, chán nản, không muốn học nữa!

2.Mất gốc làm con xấu hổ với bạn bè.

Sự ganh đua là không thể thiếu ở trong một tập thể. Không hẳn là thầy cô hay cha mẹ tiến hành so sánh con với người khác. Mà có khi, chính bản thân con tự hình thành sự hơn thua cao thấp với bạn bè của con.

Sự so sánh không ngừng giữa con với bạn làm con chán nản. Ảnh: st

Khi cùng bắt đầu năm học, bạn thì bài nào cũng hiểu, gọi lên bảng thì luôn được điểm cao trong khi con, nhìn cái gì cũng thấy xa lạ, chẳng hiểu gì hết. Con sẽ thấy mình thua bạn, kém bạn rồi xấu hổ, không dám chơi với bạn nữa! Chẳng mấy chốc, con sẽ tự cách ly bản thân so với cả tập thể lớp!.

3.Mất gốc tạo ra những đứa trẻ tự ti.

Khởi nguồn của sự tự ti là thấy bản thân thua kém. Năm trước, trong học tập con vượt trội. Nhưng chỉ sau 3 tháng hè, mọi thứ lại thay đổi hoàn toàn!. Nguyên nhân là khi con dành toàn bộ thời gian để vui chơi và học năng khiếu, tham dự trại hè thì bạn lại dành ra một quỹ thời gian nhất định để ôn tập lại kiến thức cũ.

Cảm giác thua kém trong học tập chính là nguyên nhân con khép kín, thích một mình. Ảnh: st

Bởi vì có sự chuẩn bị, bạn không gặp lỗ hổng kiến thức. Trong khi con, áp lực thành tích năm trước, áp lực tâm lý so sánh, áp lực từ sự ganh đua… Tất cả đều khiến con trở thành một đứa trẻ tự ti, nhút nhát không dám khẳng định chính mình.

4.Mất gốc hình thành tâm lý phản kháng.

Khi mà trạng thái tâm lý của con đang rất áp lực từ việc thua kém bạn bè đồng thời phải đối mặt với guồng học tập căng thẳng khi trở lại năm học mới rất dễ dàng tạo thành tâm lý chống đối! Con trở nên cáu gắt, thường xuyên tức giận hay thậm chí bạo lực là biểu hiện của sự kháng cự học hành phổ biến!

Mọi lời nói hành động của cha mẹ đều gây ra “phản ứng ngược” đối với con. Ảnh: st

Đôi lúc, điều này còn tạo ra những chấn thương nghiêm trọng trong tâm lý non nớt của con gây ra ảnh hưởng tồi tệ cho quá trình trưởng thành của con sau này.

Mất gốc kiến thức thật sự nguy hại hơn cha mẹ nghĩ nhiều lắm!. Nếu để nó hình thành thì sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và sự nỗ lực, cố gắng từ con mới khắc phục được. Thế nên, cha mẹ hãy ngăn ngừa nó hình thành ngay từ bây giờ bằng cách bố trí một khoảng thời gian ngắn trong hè để con được ôn tập lại những gì đã học trong năm trước, tránh việc quên sạch những gì đã học!.

Quan trọng là phải biết phân bố thời gian sao cho hợp lý, có sự cân đối giữa học và chơi để mùa hè của con được trải qua đúng với lứa tuổi. Hãy để HOCMAI giúp cha mẹ bằng giải pháp Học Tốt nhé! Chương trình này sẽ cung cấp một lộ trình học tập phù hợp với năng lực của con để con được trải qua một “Mùa hè vui chơi – Không rơi kiến thức” thật sự!

Cha mẹ có thể tham khảo Chương trình Học Tốt 2019 – 2020 tại đây!