[Ngữ văn 8]: Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn cách làm bài văn số 1 đạt điểm cao

0
1610

Thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách làm tốt 3 đề văn cụ thể trong bài viết văn số 1 – Chương trình Ngữ văn 8

Bài viết văn số 1 của chương trình lớp 8 thuộc về phần văn tự sự. Đối với bài viết này, thầy cô thường ra đề bài khá rộng, miễn sao thuộc về phần văn tự sự trong kỹ năng mà các em học sinh đã được học.

Bởi vậy, qua bài giảng online tại khóa học Ngữ văn 8, thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn các bạn học sinh, cách làm tốt 3 đề văn cụ thể trong sách giáo khoa thuộc bài viết văn số 1. Với hy vọng, các em sẽ nắm chắc kiến thức, vận dụng kỹ năng để làm tốt các dạng văn tự sự 

Thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI hướng dẫn học sinh, cách làm tốt bài văn số 1 – chương trình Ngữ văn 8.

Đề số 1: Kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học

Với đề bài này, thầy Hùng nhấn mạnh: “Để bài viết đạt điểm cao, học sinh phải tìm và ghi lại được những chi tiết, sự việc độc đáo mang dấu ấn cá nhân mà những bài viết khác không có hoặc nếu không tìm được những điểm khác biệt trong sự việc diễn ra, thì phải biểu hiện được sự khác biệt trong cảm xúc đối với những sự việc đó.”

Học sinh có thể triển khai đề bài theo các nội dung sau:

  • Kể về sự chuẩn bị trước ngày khai trường: sự chuẩn bị của bản thân, gia đình và của những người xung quanh (kể về sự hồi hộp, mong chờ, náo nức, đón đợi ngày khai trường đầu tiên….)
  • Kể về diễn biến của ngày khai trường: tham khảo mạch kể của nhân vật Tôi trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh (tâm trạng của Tôi khi: trên đường đến trường, khi vào sân trường khung cảnh thế nào, không khí ra làm sao?…); Bắt đầu lễ khai giảng: Tôi rời vòng tay cha mẹ để bước vào hàng với các bạn khai giảng thế nào?; Khi vào lớp: Tôi tập trung làm quen với bạn bè, thầy cô ra sao?…..
  • Ngoài ra, với mỗi chi tiết quan sát được, học sinh phải có sự miêu tả cảm xúc của bản thân tại thời điểm đó. 
  •  Nêu cảm nhận sâu sắc của mình về ý nghĩa của ngày khai giảng đầu tiên


Thầy Hùng hướng dẫn học sinh cách làm tốt đề văn số 1.

Đề số 2: Người ấy sống mãi trong lòng Tôi

Đối với đề bài này, để học sinh đạt điểm cao, Thầy Hùng đã đưa ra 3 cách triển khai bài viết độc đáo, để cho các bạn học sinh lựa chọn

Cách 1: Triển khai bố cục theo không gian, đặc điểm của đối tượng

  • Giới thiệu chung về nhân vật
  • Ấn tượng về nhân vật ấy qua ngoại hình
  • Ấn tượng về nhân vật ấy qua tính cách
  •  Ấn tượng về nhân vật ấy qua thói quen, sở thích
  • Ấn tượng về tình cảm người đó dành cho mình và mình dành cho người đó.

Cách 2: Triển khai bố cục theo thời gian

  • Giới thiệu chung về nhân vật
  •  Ấn tượng lúc đầu
  • Ấn tượng về người đó ở hiện tại (có vai trò quan trọng thế nào với cuộc sống của Tôi)
  • Ước hẹn cho tương lai.

 Cách 3: Triển khai bố cục theo vấn đề

  • Giới thiệu khái quát đối tượng
  • Ấn tượng hoặc ý nghĩa 1 của người đó đối với Tôi
  • Ấn tượng hoặc ý nghĩa 2 của người đó đối với Tôi
  • Ấn tượng hoặc ý nghĩa 3 của người đó đối với Tôi…

Đề số 3: Tôi thấy mình đã lớn khôn

Thầy nhận định: “ Với đề bài bày, muốn đạt điểm cao, các bạn học sinh phải biết cách lựa chọn những chi tiết sao cho tinh tế, độc đáo” và cách thầy hướng dẫn như sau:

  • Giới thiệu khái quát về sự lớn khôn, trưởng thành của mình bằng việc nêu ra những suy nghĩ hoặc đưa ra một sự việc cụ thể đánh dấu sự trưởng thành của mình.
  • Đưa ra sự thay đổi về ngoại hình và thói quen, sở thích, suy nghĩ, tình cảm hiện tại so với ngày xưa.
  • Sự trưởng thành trong cách ứng xử hàng ngày với mọi người xung quanh
  •  Khép lại sự đổi thay bằng một câu chuyện ấn tượng (ngắn gọn, vắn tắt)

Cuối cùng, sau những chi tiết trên, học sinh phải đưa ra cảm nhận và suy nghĩ về những sự đổi thay về bản thân. Ở mỗi chi tiết, học sinh phải luôn đặt trong sự liên tưởng qua lại giữa hiện tại và quá khứ để thấy được ngày hôm nay mình đã trưởng thành như thế nào. 

Đặc biệt, học sinh nên kể những câu chuyện mang tính cụ thể, rõ ràng bằng những chi tiết nhỏ, tinh tế, sâu sắc để thể hiện mình đã trưởng thành (ví dụ như: tôi đã nhìn thấy cha mẹ vất vả ra sao để cho anh em chúng tôi tiền học phí đi học….ba đã phải làm thêm như thế nào? Mẹ đã phải nhận việc về nhà làm ra sao?….).

Trên đây là 3 dạng đề điển hình cùng những hướng dẫn chi tiết về cách triển khai các bài văn tự sự – dạng bài thường gặp trong bài viết văn số 1 lớp 8. Những hướng dẫn chi tiết của thầy Hùng sẽ giúp cho học sinh chuẩn bị tốt và giành điểm số cao trong bài viết văn số 1 nói riêng và các bài kiểm tra, bài thi về dạng văn tự sự nói chung.

Để tham khảo các bài giảng, phương pháp học Ngữ văn 8 do thầy Hùng giảng dạy, phụ huynh và học sinh có thể để lại thông tin tại đây để nhận hướng dẫn và tư vấn về chương trình HỌC TỐT tại HOCMAI. Chương trình bao gồm các môn học từ lớp 6 – 9 với nhiều môn học và cấp độ khác nhau.

>>> ĐĂNG KÝ HỌC THỬ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY: http://bit.ly/hoc-tot-ngu-van-thcs