Những đặc điểm chung của Thơ mới trong chương trình Ngữ văn lớp 8

0
27273

Ở chương trình Ngữ văn lớp 8, lần đầu tiên học sinh tiếp xúc với các bài Thơ mới, đây là một nội dung vô cùng thú vị nhưng cũng gây rất nhiều khó khăn cho người học.

Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 7, học sinh mới chỉ tiếp xúc với những bài thơ thuộc thể loại trung đại hay thơ Cách mạng nên khi bắt đầu học Thơ mới học sinh thường cảm thấy vô cùng mới mẻ nhưng cũng đầy khó khăn khi tiếp nhận kiến thức về thể loại thơ này. Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn nội dung “Những đặc điểm chung của Thơ mới” giúp học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi học kì môn Ngữ văn lớp 8.

Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn học sinh nội dung “Đặc điểm chung của Thơ mới”

Thơ mới là gì?

Để giúp học sinh hiểu hơn về Thơ mới, thầy Hùng đưa ra một số định nghĩa về thể loại thơ này như sau:

+ Thơ mới là một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca khỏi những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại.

+ Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Nói như Hoài Thanh, Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân.

+ Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại”, bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ: ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo…

Thầy Hùng định nghĩa về Thơ mới

Đặc điểm chung của những bài Thơ mới

Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được học 3 bài thơ đại diện cho trường phái Thơ mới, đó là:“Nhớ rừng” – Thế Lữ, “Ông đồ” – Vũ Đình Liên và “Quê hương” – Tế Hanh.

Những bài này đều có một số đặc điểm chung về nội dung, chúng ghi nhận những điều mới mẻ, đột phá so với lối làm thơ cũ, các bài thơ thuộc thời kỳ trung đại, cụ thể như sau:

+ Cảm xúc chung của những bài thơ này, theo thầy Hùng chia sẻ, cả ba bài thơ trong chương trình đều mang nỗi nhớ thương da diết, một sự tiếc nuối đối với những gì đã diễn ra, đã trải qua trong quá khứ.

Ví dụ: Bài thơ “Ông đồ” là sự tiếc nuối về những giá trị văn hóa tuyệt vời của dân tộc đã bị cuộc sống đẩy ra ngoài lề và dần dần biến mất.

+ Đồng hành cùng những cảm xúc về quá khứ là những cảm xúc ở hiện tại, đó là nỗi ngao ngán, bất bình của các nhà thơ về thực tại mà họ đang sống.

Ví dụ: Bài thơ “Nhớ rừng” là sự chán nản, ngao ngán của con hổ khi phải sống trong cảnh tầm thường giả dối trong chuồng giam ở vườn bách thú.

+ Không chỉ là nỗi nhớ, niềm thương trong quá khứ hay sự bất bình trước thời cuộc mà cả ba bài thơ đều là những tiếng nói yêu nước được thể hiện một cách thầm kín.

Ví dụ: Ở bài thơ “Quê hương”, tình yêu nước được thể hiện rất rõ thông qua tình yêu quê hương, sự gắn bó thiết tha với khung cảnh làng quê, với những người dân mộc mạc của quê hương tác giả Tế Hanh.

Thầy Hùng phân tích về tình yêu được thể hiện  trong Thơ mới

Bên cạnh những điểm chung về nội dung, thầy Hùng hướng dẫn học sinh phân tích kỹ hơn về những điểm mới những đặc sắc hình thức, nghệ thuật của các bài thơ bao gồm: ngôn ngữ thơ, thể thơ, các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng…

Trên đây là hệ thống kiến thức về đặc điểm chung của Thơ mới trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Hi vọng những hướng dẫn của thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục những bài Thơ mới có trong chương trình và đạt điểm cao trong các kỳ thi học kì môn Ngữ văn.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo Chương trình học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Ngữ văn năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại đây

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!