Phụ huynh giật mình khi PGS Văn Như Cương bắt “bệnh lười” cho teen

0
4400
Trong ngày khai giảng vừa qua, PGS Văn Như Cương, chủ tịch trường Lương Thế Vinh cho rằng học sinh nào không ít thì nhiều cũng mắc bệnh lười.

Biểu hiện của bệnh lười

Theo PGS Văn Như Cương, một số biểu hiện bệnh lười tiêu biểu của học sinh: “Lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi “Tại sao như vậy?”, lười đọc sách, hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo… Lười lao động, lười làm việc chân tay, kể cả làm những việc phục vụ cho bản thân mình. Lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể…”

>> PGS Văn Như Cương: Phụ huynh nuông chiều con, xót con quá mức

PGS Văn Như Cương: “Bệnh lười là một căn bệnh có nguy cơ lan rộng nhanh chóng”

Vòng tuần hoàn lười” ở học sinh sẽ là: Một ngày mới bắt đầu nhưng lúc 6 giờ sáng, “con bệnh lười” vẫn đang nằm ngủ. Bố mẹ gọi dậy thì mặc cả bảo con học, thực tế thì chơi chứ chẳng học.

Đến sát giờ đi học thì con bệnh lười mới quáng quàng đi. Chàng không kịp ăn sáng, lại quên mũ bảo hiểm. Vậy là chàng lười phải đi đường vòng và đến lớp muộn.

Vào tiết, cô giáo yêu cầu làm bài kiểm tra. Chàng lười thầm than mình xui xẻo rồi bịa vào bài kiểm tra vài lí do nhăng quậy. Đến khi tan học, chàng bơ phờ về nhà, kêu mệt, ăn qua rồi đi ngủ. Đến chiều đi học thêm, hắn lội xuống tận “xóm nhà lá” cuối lớp. Thầy cứ giảng việc thầy, trò cứ nói chuyện việc trò.

Chiều về ăn cơm xong cả nhà ngồi xem tivi, đang đến đoạn hay thì bố mẹ bắt lên phòng học, nhưng có học đâu, lại bắt đầu chat chit với bạn…
Đấy là một vòng tuần hoàn ác tính của bệnh lười.

>> Bệnh “tưởng” của phụ huynh “tiếp tay” cho vấn nạn dạy thêm học thêm

Phương pháp chữa bệnh lười

Theo PGS Cương, để chữa bệnh lười thì phải ý thức được mình có bệnh lườimức độ bệnh lười: mới chớm hay đã đến trình độ “lười chảy thây”. Căn bệnh này chủ yếu chữa được hay không là nhờ quyết tâm của con bệnh lười.

Tuy nhiên cũng có những phương pháp giúp con bệnh khỏi nhanh, PGS Cương giới thiệu phương pháp Kaizen. Mỗi ngày các bạn học sinh chỉ cần bỏ ra một phút vào một thời điểm nhất định để làm công việc các bạn lười nhất. Một phút hết là thôi không làm việc đó nữa. Quan trọng là ngày nào cũng phải làm và làm đúng giờ qui định.
Sau một thời gian khi đã quen với nhịp điệu đó thì đó có thể coi là bước đầu thành công vượt qua sự lười biếng. Rồi sau đó có thể tăng thời gian từ 1 phút lên 5 phút, 10 phút hoặc hơn.

>> Con học tốt hay không là do cha mẹ 

Các phụ huynh cũng có thể giúp đỡ các bạn teen chữa bệnh lười bằng cách “quản” các bạn học hành.
Cha mẹ có thể bắt đầu với chương trình Học tốt dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 9. Trong chương trình Học tốt, cha mẹ có thể nhìn vào thanh quá trình học để xem mức độ hoàn thành bài tập của con em nhà mình như thế nào. Sau khi các bạn làm bài kiểm tra hoặc bài thi thử thì phụ huynh sẽ nhận được mail thông báo kết quả đều đặn về hòm thư điện tử. Từ đó các phụ huynh có thể biết được mức độ chăm chỉ của con mình như thế nào.

Bệnh lười ở học sinh là một căn bệnh rất phổ biến. Nhưng với sự hỗ trợ của phụ huynh và quyết tâm thoát lười của các bạn học sinh, căn bệnh này sẽ sớm bị đẩy lùi!