Tập đọc “Mẹ ốm” – Tác phẩm ý nghĩa giáo dục lòng hiếu thảo

0
19603

“Mẹ ốm” là tác phẩm viết về mẹ với bảy khổ thơ lục bát cảm động. Để học sinh có kỹ năng luyện đọc thơ lục bát và hiểu được ý nghĩa tác phẩm, cô Thùy Dương sẽ hướng dẫn tập đọc và cảm thụ bài thơ này.

“Mẹ ốm” (tiếng Việt 4 – tập 1) là một bài thơ cảm động viết về mẹ của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Qua giọng nói truyền cảm, cách giảng chi tiết và lôi cuốn, cô giáo Phan Thùy Dương – giáo viên tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đã hướng dẫn học sinh tập đọc và cảm thụ bài thơ ý nghĩa này.

Tiểu sử tác giả Trần Đăng Khoa và hướng dẫn chia bố cục bài thơ “Mẹ ốm”.

Đôi nét về tác giả

Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24/4/1958 tại Tỉnh Hải Dương. Ông xếp hạng nổi tiếng thứ 49094 trên thế giới và thứ 226 trong danh sách “Nhà thơ nổi tiếng”. Năm 10 tuổi, nhà thơ đã xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề “Từ góc sân nhà em “(1968). Cũng trong năm 1968, ông đã ra mắt tập thơ thứ hai là “Góc sân và khoảng trời” do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Trong đó, bài thơ “Mẹ ốm” được tác giả viết năm 1966. Với ngôn ngữ dào dạt cảm xúc, bài thơ chứa đựng biết bao tâm tư và tình yêu gửi tới mẹ.

Cô Thùy Dương hướng dẫn học sinh cảm thụ bài thơ “Mẹ ốm”

Bố cục bài thơ “Mẹ ốm”

Bài thơ bao gồm 7 khổ được viết theo thể thơ lục bát. Để phân tích sâu hơn, cô Thùy Dương gợi ý học sinh chia bài thơ thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Khổ 1 và khổ 2                          

Đoạn 2: Khổ 3

Đoạn 3: Khổ 4, 5

Đoạn 4: Khổ 6,7

 

Bài thơ “Mẹ ốm” – Tác giả Trần Đăng Khoa

Lưu ý phần tập đọc bài thơ “Mẹ ốm”

Để học sinh tập đọc hay, đúng, cô Thùy Dương đã đưa ra những lưu ý khi đọc bài: Đọc diễn cảm, với mỗi câu câu thơ sẽ ngắt nghỉ một quãng như quãng phẩy, nghỉ hơi dài hơn khi gặp dấu chấm và ở mỗi cuối đoạn thơ. Về ngắt nhịp, bài thơ được viết theo thể lục bát nên quy tắc đánh dấu ngắt nhịp sẽ là 2/2/2 (hai từ ngắt nhịp một lần) ở câu sáu và 4/4 với câu tám.

Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ “Mẹ ốm”

Mở đầu bài thơ là một câu kể ngây thơ của em bé: “Mọi hôm mẹ thích vui chơi/Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu”. Dù vậy, ta vẫn nhận ra sự khác thường của mẹ hôm nay, “báo hiệu” mẹ bị ốm.

Câu thơ tiếp theo nhắc đến hình ảnh cơi trầu khô và tấm sách truyện Kiều của mẹ. Cậu bé hồn nhiên kể lại những đồ vật gợi nhắc công việc của mẹ mỗi ngày, nhưng vì mẹ ốm nên chúng phải bỏ sang một bên.: “Lá trầu khô giữa khơi trầu/Truyện Kiều ghép lại trên đầu bấy nay”

Ở khổ thơ sau là suy nghĩ của em bé về những ngày tháng mẹ cực khổ. Dù nắng hay mưa mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ, khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc cũng không giấu nổi cảm động.

“Cánh màn khép lỏng cả ngày..

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”

Mở đầu đoạn 2 (khổ 3) – bức tranh mà tác giả vẽ nên bằng những vần thơ sâu lắng. Đối lập với cơn sốt đau nhức mệt mỏi của mẹ là khung cảnh ấm áp yêu thương, tình cảm láng giềng gắn bó gần gũi. Những món quà quê đơn sơ mà các bác hàng xóm gửi cho để mong mẹ em chóng lành .

Khổ thơ thứ tư, tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ vì lo cho các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.

“Khắp người đau buốt, nóng ran…

Một mình con sắm cả ba vai chèo”

Các câu thơ tiếp theo là sự tự trách bản thân thân mình của cậu bé. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là nếp nhăn. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.

“Vì con mẹ khổ đủ điều…

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.”

Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.

“Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…”

Bài thơ đã được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gánh chịu. Vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hy sinh tất cả.

“Vì con sống mẹ suốt đời lam lũ, vì con vui mẹ gánh hết đau buồn”. Mẹ có thể không xinh đẹp nhất, nhưng mẹ bán cả thanh xuân để bên con trên đường đời, mẹ không phải người giỏi giang nhất, nhưng tảo tần mỗi ngày nuôi nấng con. Sẽ không khó hiểu khi chủ đề về “Mẹ” thường xuyên xuất hiện trên văn đàn, và đi vào trang thơ của Trần Đăng Khoa một cách tình cảm, sâu sắc đến thế.

Bài thơ cũng là bài học ý nghĩa về công lao vô bờ của cha mẹ. Qua tác phẩm, cô Thùy Dương mong muốn không chỉ mang đến kiến thức trọng tâm của bài, mà còn giáo dục các con về lòng hiếu thảo, yêu thương và hiếu kính cha mẹ.

Hi vọng đây sẽ là một bài học ý nghĩa để răn dạy con bài học về đạo hiếu và tình cảm gia đình.

Phụ huynh, học sinh tham khảo video bài giảng tại:

https://www.youtube.com/watch?v=uh1wmqJtizU&feature=youtu.be