Học sinh cần tránh 5 sai lầm này để đạt điểm cao bài Nghị luận văn học vào lớp 10

0
15548

Nghị luận văn học là câu chiếm trọng số điểm cao nhất (từ 3 đến 3,5 điểm) trong cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn của nhiều tỉnh/ thành phố những năm gần đây. Do đó, teen 2k7 cần nắm được 5 sai lầm này để bứt phá điểm số môn Ngữ văn vào 10.

Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh chỉ ra 5 lỗi sai thường gặp khi làm câu nghị luận văn học.

Học sinh tham khảo chi tiết trong video dưới đây:

Yêu cầu của câu nghị luận văn học

Thầy Hùng cho biết, câu viết đoạn văn nghị luận văn học kiểm tra học sinh kiến thức và kĩ năng đa dạng. Đó là việc kiểm tra kỹ năng liên quan đến tác phẩm văn học, các kiến thức tiếng Việt, về cách dùng từ đặt câu và khả năng trình bày, diễn đạt của học sinh trong các đoạn văn nghị luận văn học.

Yêu cầu của câu nghị luận văn học có thể là cảm nhận về một một nét đặc sắc cho nội dung của tác phẩm, phân tích một nhân vật, một hình tượng, chi tiết trong tác phẩm, có thể là một tư tưởng, đặc điểm nội dung nào đó. Hoặc đề bài viết đoạn văn nêu ra những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật, một tình huống truyện, biện pháp nghệ thuật hoặc bút pháp nghệ thuật đã được sử dụng rất thành công trong tác phẩm. Trong mỗi đề thi câu nghị luận văn học luôn phải khai thác được 3 thông tin: đối tượng phân tích, hình thức của đoạn văn, các yêu cầu đính kèm. 

>> Tham khảo ngay bí kíp viết bài Nghị luận văn học thi vào 10 đạt điểm cao tại https://hocmai.link/Bikip_Vietbai_NLVH

5 sai lầm khi làm câu nghị luận văn học

Xác định sai nội dung, chủ đề đoạn văn

Sai lầm này thường bắt đầu từ ngay sau khi học sinh cầm bút làm bài, bắt nguồn từ việc không đọc kỹ và phân tích kỹ đề bài. Ví dụ: khi đề hỏi là phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí thì lại đi phân tích biểu hiện của tình đồng chí; khi đề yêu cầu phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” thì lại phân tích về số phận bi thảm của nhân vật. Tức là đề hỏi một đằng phân tích một nẻo, hỏi đối tượng này phân tích đối tượng kia dẫn đến sai đề hoàn toàn, điểm số rất thấp hoặc không có điểm.

Thầy Hùng chia sẻ, cái sai thứ 2 nhẹ hơn, đó là học sinh xác định chưa chính xác đối tượng cần phân tích. Ví dụ, đề cần phân tích tình cha con thiêng liêng sâu nặng trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” thì nhiều học sinh lại chỉ phân tích tình cảm của người cha (ông Sáu) đối với bé Thu mà không phân tích tình cảm trong chiều ngược lại. Hay nói cách khác, đề bài hỏi rộng nhưng xác định đối tượng hẹp và gây mất điểm đáng tiếc.

Thầy Hùng tư vấn 5 lỗi sai thường gặp khi học sinh viết bài Nghị luận văn học 

Ngoài ra, học sinh cũng hay mắc lỗi xác định đúng đối tượng nhưng sai phạm vi. Lỗi này xảy ra khi học sinh không chú ý đến những từ gợi nhắc về phạm vi được giới hạn trong bài. Ví dụ đề có nói rất rõ đối tượng phân tích là nhân vật Quang Trung nhưng cần xét xem phân tích nhân vật trong toàn bộ tác phẩm hay chỉ trong một đoạn trích nhỏ.

Sai mô hình đoạn văn

Thầy Hùng cho biết, đề Hà Nội trong nhiều năm qua chỉ yêu cầu viết theo 3 hình thức: diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp. Mô hình đoạn văn diễn dịch thì câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, các câu sau làm sáng tỏ nội dung và không có câu chốt (giống hình tam giác). Ngược lại, mô hình quy nạp có các câu văn dẫn dắt, diễn giải các khía cạnh khác nhau của vấn đề và câu chủ đề được đặt ở cuối cùng. Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn khá dễ viết với học sinh, bởi câu chủ đề nằm ở cả phần đầu và phần cuối. 

Teen 2k6 nên áp dụng 3 mô hình đoạn văn trên khi viết văn

Sai yêu cầu tiếng Việt

Trong quá trình làm bài, nhiều học sinh thường quên đi yêu cầu nhỏ về tiếng Việt. Ví dụ, trong đoạn văn phải sử dụng thành phần biệt lập nào, dùng câu ghép, dùng câu phủ định, câu bị động, từ láy,…  Học sinh cũng cần nắm được xem cụ thể yêu cầu tiếng Việt đó sẽ được đặt ở chỗ nào. Đặc biệt, sau khi viết câu, học sinh cần gạch chân và ghi chú thích rõ ràng. 

Thiếu tổng kết đặc sắc nghệ thuật

Để ghi trọn điểm trong câu nghị luận văn học, học sinh cần chốt ý về đặc sắc nghệ thuật đó ở phần cuối của mỗi đoạn văn.

Không đảm bảo yêu cầu về dung lượng

Lỗi về dung lượng có thể là học sinh không đủ kiến thức và vốn từ dẫn đến viết đoạn văn quá ngắn so với yêu cầu. Hoặc cũng có thể học sinh viết quá dài, vừa mất điểm và lãng phí thời gian làm bài.

Từ những sai lầm trên, thầy Hùng hi vọng học sinh nhận thức được và luyện tập kĩ để hình thành kĩ năng viết các đoạn văn nghị luận xã hội đúng, hay và dành điểm cao trong kì thi sắp tới.

Nhằm giúp các bạn học sinh 2k7 chinh phục mục tiêu thi vào 10 với số điểm cao, HOCMAI tiếp tục triển khai Chương trình HM10 Luyện đề môn Ngữ văn do thầy Nguyễn Phi Hùng trực tiếp giảng dạy. Với sự nghiên cứu và phân tích kĩ lưỡng ma trận đề thi vào lớp 10 của 63 tỉnh thành trên cả nước, khóa học cung cấp cho các em học sinh Hệ thống các đề thi bám sát với cấu trúc, định dạng và mức độ của đề thi chính thức, đảm bảo “quét” mọi dạng bài có thể xuất hiện trong đề thi chính thức vào 10.

Chương trình HM10 Luyện đề có gì:

  • Hệ thống 12 đề thi “chất” nhất bám sát cấu trúc đề chính thức dựa trên sự phân tích ma trận đề thi vào 10 của 63 tỉnh thành, học sinh ở tỉnh thành nào được ôn luyện đúng theo cấu trúc của tỉnh thành đó.
  • Video bài giảng chữa 100% các câu hỏi có trong đề thi, trong mỗi video đó, thầy cô sẽ khái quát phương pháp làm từng dạng bài cũng như lưu ý lỗi sai thường gặp trong từng dạng bài.
  • Phòng luyện với ngân hàng hơn 10.000 câu hỏi giúp các em có đủ không gian để luyện tập thỏa thích từ đó rèn luyện tốt nhất phương pháp và kĩ năng làm bài.

Để được tư vấn và HỌC THỬ MIỄN PHÍ Chương trình HM10 Luyện đề, phụ huynh, học sinh đăng ký ngay TẠI ĐÂY