Tuyệt chiêu ghi trọn điểm khi phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”

0
19801

Phân tích một bài thơ hay phân tích một nhân vật trong tác phẩm là hai dạng nghị luận văn học, học sinh thường gặp trong câu cuối cùng của đề thi học kỳ và đề thi vào lớp 10.

Đặc biệt, phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” là đề bài có tần suất xuất hiện nhiều trong các dạng đề thi môn Ngữ văn lớp 9. Do vậy học sinh cần chú ý, tham khảo ngay những hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI để có thể dễ dàng đạt điểm cao trong các kỳ thi sắp tới.

Những lưu ý khi phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học

Với dạng bài phân tích nhân vật, học sinh cần tập trung phân tích những diễn biến xuất hiện trong tâm lý của nhân vật qua từng giai đoạn của tác phẩm. Riêng đối với tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân, cô Trang chỉ ra diễn biến tâm lí của ông Hai chính là sự chuyển biến trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sự chuyển biến ấy được thể hiện qua bốn giai đoạn trong tác phẩm cụ thể như sau:

Phần 1: Tình yêu làng của ông Hai chính là bản chất truyền thống của người nông dân Việt Nam

Học sinh cần chú ý từ khóa để có một bài nghị luận văn học thành công chính là bám sát những ngôn từ tác giả dùng để miêu tả, bộc lộ hành động và cảm xúc của nhân vật. Trong tác phẩm, ông Hai được miêu tả là một người hết sức yêu làng vì ông hay khoe về làng của ông. Qua đó, ta cảm nhận được niềm tự hào sâu sắc về làng quê, niềm hãnh diện khi ông kể về cái làng của mình. Đây chính là cách biểu đạt chân thành, mộc mạc về truyền thống yêu nước lâu đời của người nông dân Việt Nam ngàn đời nay.


Cô Trang hướng dẫn phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”

Phần 2: Khi kháng chiến bùng nổ, ông Hai đi theo tiếng gọi của cách mạng và ông đã có những chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn của mình

Từ ngày ông Hai giác ngộ lý tưởng Cách mạng, ông không còn hay khoe về những của cải vật chất của làng nữa mà thay vào đó, ông tự hào về phong trào Cách mạng của quê hương. Ông đặc biệt vui sướng, vui tươi khi nghe những tin tức thắng lợi của kháng chiến. Qua đó, người đọc nhận thấy được những chuyển biến quan trọng trong nhận thức của người nông dân lúc bấy giờ.

Phần 3: Khi ông Hai nghe tin làng ông theo giặc

Ở phần này tác giả đã vận dụng tài ba nghệ thuật độc thoại, độc thoại nội tâm để lột tả được những suy nghĩ, những diễn biến tâm lý sâu thẳm nhất trong tâm hồn ông Hai. Khi nghe tin làng theo giặc, đầu tiên, ông cảm thấy sững sờ, bàng hoàng không tin vào những gì mình nghe được, Tiếp đó, ông cảm thấy xấu hổ, tủi nhục và dằn vặt trong sự đau đớn về mặt tinh thần. Đỉnh điểm của cao trào đó chính là khi ông ngồi thủ thỉ tâm sự với đứa con trai nhỏ mới bốn tuổi. Cách ông tâm sự chính là việc ông thanh minh cho mình, trút lòng tâm sự của mình để tìm còn đường đi cho cả gia đình khi cuộc sống lâm vào bế tắc. Sự đấu tranh gay gắt trong nội tâm của ông Hai chính là sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và tình cảm của người nông dân, họ đã biết đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng của bản thân.

Phần 4: Khi ông Hai nghe tin làng được cải chính

Sau khi nghe tin làng được cải chính, ông Hai như trút bỏ được gánh nặng tâm lý và ông càng tự hào hơn về làng của mình. Điều này được thể hiện rất rõ ở chi tiết ông hào hứng đi kể về ngôi nhà của mình bị Tây đốt sạch.

Những sai lầm học sinh thường mắc phải khi làm bài nghị luận văn học

Khi làm một bài văn nghị luận văn học, học sinh cần nắm rõ những kiến thức trọng tâm của tác phẩm để phân tích đúng chủ đề mà đề bài yêu cầu. Ngoài ra, các bạn học sinh cũng cần học thuộc những dẫn chứng để bổ sung vào bài viết của mình nhằm làm bài viết hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn.

Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh học thật tốt phần dạng bài phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Ngoài ra để rút ngắn thời gian ôn thi và tự tin hơn trước khi kỳ thi chính thức diễn ra, các bạn nên tham khảo Chương trình Học tốt 2020 – 2021 tại HOCMAI để việc học và ôn tập đạt được kết quả như mong muốn.

Tất cả bài giảng trong chương trình của môn Ngữ văn cũng như các môn học khác đều được thiết kế theo chương trình sách giáo khoa hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đều có nhiều năm kinh nghiệm và có những phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh. Quý phụ huynh – học sinh đừng bỏ lỡ!

>> ĐĂNG KÝ HỌC THỬ NGAY NHÉ! <<

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.