3 dạng bài thường gặp trong đề thi học kỳ 1 chuyên đề văn bản truyện, kí Việt Nam môn Ngữ văn 8

0
19071
Học sinh lớp 9 cần có lộ trình ôn thi vào 10 hiệu quả

Văn bản truyện, kí Việt Nam là đơn vị kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Học sinh thường gặp các câu hỏi chuyên đề này ở các bài kiểm tra, kỳ thi học kỳ. 

4 tác phẩm truyện, kí Việt Nam có trong chương trình Ngữ văn 8 gồm: Tôi đi học, truyện kí Trong lòng mẹ, đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tiểu thuyết Tắt đèn và truyện ngắn Lão Hạc. Theo thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI), để đạt điểm cao ở phần kiến thức này, học sinh cần nắm chắc thông tin tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật. Từ đó các bạn có thể làm nhuần nhuyễn 3 dạng bài thường gặp dưới đây.

Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn học sinh ôn tập học kỳ 1 dạng bài chuyên đề truyện, kí Việt Nam môn Ngữ văn 8. 

Dạng 1: Nêu ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật độc đáo

Ví dụ 1: Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” có nhiều chi tiết miêu tả tiếng khóc của bé Hồng. Hãy so sánh sự khác nhau về cảm xúc được thể hiện qua 2 chi tiết: “Tôi cười dài trong tiếng khóc” và “Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. 

Chi tiết: “Tôi cười dài trong tiếng khóc”  Chi tiết: “Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. 
Hoàn cảnh diễn ra sự việc Bé Hồng khóc khi nghe những lời xúc xiểm, độc địa của bà cô.  Bé khóc khi sà vào lòng mẹ, mẹ con đã được gặp gỡ nhau sau bao nhiêu năm xa nhớ. 
Đặc điểm tiếng khóc  Bé Hồng dùng tiếng cười để che giấu những giọt nước mắt.  Bé Hồng cứ thế òa khóc mà không cần kìm giữ. 
Ý nghĩa của chi tiết Tiếng khóc đầy đau đớn của một đứa trẻ cũng là lời tố cáo sự độc ác, nhẫn tâm của bà cô.  Tiếng khóc lần này là của sự hạnh phúc vỡ òa. Từ đó, ta có thể thấy tài năng nghệ thuật của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật. 

Ví dụ 2: Phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu văn được trích trong tác phẩm “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”“Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.

Hình ảnh 1: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” Hình ảnh 2: “Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.
Sự vật so sánh Những cổ tục, những hủ tục, thành kiến đày đọa, ngăn cản con người được tự do, tìm kiếm hạnh phúc chính đáng của đời mình. Đây là những thứ vô hình.  Nỗi xấu hổ, tủi cực của bé Hồng. 
Sự vật được so sánh  Cục thủy tinh, mẫu gỗ, hòn đá. Đây là những sự vật hữu hình gợi sự rắn chắc, cứng và nhọn sắc.  Nỗi thất vọng của người lữ khách bộ hành trên sa mạc khi bắt gặp một ảo ảnh về một ốc đảo xanh tươi. 
Ý nghĩa của biện pháp so sánh  Tác giả đã hữu hình hóa những thứ vốn vô hình để thể hiện những hủ tục có tác hại ghê gớm với con người, thậm chí khiến con người đau đớn. Từ đó có thể thấy, những hình động của bé Hồng được thể hiện qua các từ “cắn”, “nhai”, “nghiến” cho thấy sự quyết tâm, phẫn nộ của cậu bé với những gì đang đày đọa mẹ mình. Đồng thời, ta thấy được bản lĩnh, ý chí của cậu bé Hồng.   Thể hiện niềm khát khao được gặp lại mẹ của bé Hồng, tình cảnh éo le khó xử của cậu nếu cậu nhầm lẫn.  

Ví dụ 3: Nêu ý nghĩa của tiếng khóc lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. 

Nam Cao đã 2 lần miêu tả tiếng khóc của lão Hạc. Lần 1: “lão rân rấn nước mắt” khi lão kể về con trai mình. Cậu con trai hiền lành, ngoan ngoãn nhưng vì nhà nghèo không có đủ tiền để cưới vợ nên phẫn chí bỏ nhà đi làm đồn điền cao su, mà “cao su đi dễ khó về/ khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Cho nên khi kể về cậu con trai, lão khóc thương, xót xa con, tủi cho phận mình vì không làm tròn trách nhiệm của một người cha. Lần 2: “lão hu hu khóc” khi lão lỡ lừa bán cậu Vàng. 

Tuy lão khóc ở 2 hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung một ý nghĩa. Tiếng khóc cất lên là minh chứng cho một cuộc đời đầy những khổ đau, bất hạnh của một người đàn ông vất vả suốt cả cuộc đời (giá trị hiện thực). Ngoài ra, nó còn thể hiện lão Hạc là con người trung thực đến tận cùng, luôn hy sinh vì người khác, đôn hậu và trong sáng (giá trị nhân đạo). 

>>>Nhận bài giảng học thử của thầy Hùng để ôn luyện kiến thức chuẩn bị thi giữa học kỳ I tại đây<<<

Dạng 2: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật hoặc nêu cảm nghĩ về nhân vật

Ví dụ 1: Trình bày diễn biến cảm xúc của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học”. 

– Nhân vật tôi hồi tưởng về ngày khai trường đầu tiên của mình: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”.

– Cảm xúc khi đi trên đường: “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.

– Cảm xúc khi đứng trước cổng trường. Ngôi trường hằng ngày cậu bé vẫn đi qua, với cậu bé trường chỉ là một ngôi nhà to nhất làng mà thôi. Nhưng hôm nay cậu lại có suy nghĩ khác: “Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. 

– Cảm xúc khi bước vào sân xếp hàng để chuẩn bị vào lớp: “Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa…”

Cảm xúc khi ngồi trong lớp, học bài học đầu tiên: “Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình”, và “những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc: Bài tập viết: Tôi đi học!”

Ví dụ 2: Nêu diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”. 

Ta có thể khái quát bằng dàn ý sơ lược dưới đây: 

Hoàn cảnh nhân vật: chị Dậu đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn: nhà nghèo, thiếu tiền sưu, chồng bị đánh đập tàn nhẫn nên cần phải chăm sóc, con nhỏ, bản thân chị lại là phụ nữ chân yếu tay mềm. Trong hoàn cảnh đó, cai lệ sầm sập tiến vào nhà chị Dậu. Khi ấy, diễn biến tâm lý chị Dậu được biểu hiện rõ nét. Ban đầu: chị nhẫn nhịn, van xin, nói lý nói tình xin sự cảm thông cai lệ và người nhà lí trưởng. Ấy vậy mà không được. Lúc sau chị vùng lên chống trả. 

Diễn biến tâm lí thể hiện rõ tính cách và phẩm chất của nhân vật. Đó là người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống: yêu chồng thương con; vẻ đẹp về sự khỏe khoắn: sức mạnh phản kháng. Ta biết rằng sự phản kháng này thất bại bởi nó đơn độc vô cùng. Nhưng một khi con người bị đẩy đến bước đường cùng, họ sẽ vùng lên chống lại những áp bức bất công. Từ đó ta có thể thấy biệt tài của nhà văn trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. 

Dạng 3: Người kể chuyện và ngôi kể

Ví dụ 1: Truyện “Tôi đi học” được kể ở ngôi thứ mấy và nêu tác dụng của ngôi kể ấy?

Truyện được kể ở ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” và kể lại những cảm xúc trong ngày đầu tiên đến trường. Sử dụng ngôi kể này giúp nhà văn thể hiện được sống động những tâm trạng, cảm xúc khác nhau khi nhớ về ngày đầu tiên đến lớp. Ngoài ra, nó còn hiệu quả trong việc xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật. Nhà văn được tự do chuyển mạch cảm xúc, mạch truyện cũng được thay đổi linh hoạt, từ hiện tại có thể trở về quá khứ. 

Ví dụ 2: Truyện ngắn Lão Hạc được kể ở ngôi thứ mấy? Nhân vật người kể chuyện là ai và nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó? 

Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện là ông giáo. Tác giả sử dụng như vậy vì ông giáo sống gần gũi, yêu thương những người nông dân. Điều này cho phép nhà văn thể hiện sự xót thương cho cuộc đời bất hạnh của những người nông dân. Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của một trí thức thì những bi kịch của người nông dân được soi chiếu một cách rõ ràng và sáng tỏ hơn. Không chỉ vậy, đôi khi tác giả còn có thể cho phép mình đưa ra những lời bình luận mang tính triết lý mà người kể chuyện nếu là người nông dân thì không thể hiện được. 

> Khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị qua bài giảng học thử miễn phí, đăng ký tại đây<

Trên đây là tổng hợp các kiến thức chuyên đề văn bản truyện, kí Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 1. Thông qua những nội dung thầy Nguyễn Phi Hùng chia sẻ, hy vọng học sinh sẽ làm bài tập dạng này một cách hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kì học kỳ I sắp tới, quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2021 – 2022 của HOCMAI. Các khóa học bao gồm đầy đủ các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử…và khái quát toàn bộ nội dung sách giáo khoa cùng trọng tâm kiến thức cần nhớ trong chương trình bên cạnh hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kỳ.

>>> Phụ huynh, học sinh đăng ký nhận tư vấn lộ trình và học thử miễn phí tại đây<<<

Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.