Tiếng Việt lớp 5: Mở rộng vốn từ “Truyền thống”

0
3356

Việc mở rộng vốn từ sẽ giúp các học sinh có thêm nhiều vốn từ ngữ khi sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và làm bài tập làm văn. Cùng cô giáo Trần Thu Hoa mở rộng vốn từ với từ “Truyền thống” trong SGK Tiếng Việt lớp 5 nhé.

Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”?

  1. Phong tục, tập quán của tổ tiên, ông bà
  2. Nếp sống và cách nghĩ của nhiều người ở địa phương khác nhau
  3. Nếp sống và cách nghĩ đã được hình thành từ lâu đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cách giải:

Cắt nghĩa từng từ:

“Truyền”: truyền lại

“Thống”: nếp nghĩ có từ lâu đời.

Đáp án sát nghĩa nhất là C, truyền thống là từ chỉ nếp sống, cách nghĩ đã được hình thành từ lâu đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài 2: Dựa vào nghĩa của tiếng “truyền” xếp các từ trong ngoặc đơn thành 3 nhóm.

Nhóm 1: “Truyền” là trao lại cho người khác.

Nhóm 2: “Truyền” là lan rộng cho nhiều người biết.

Nhóm 3: “Truyền” là nhập vào, đưa vào cơ thể.

Cách giải:

Truyền thống: nếp sống, cách nghĩ đã được hình thành từ lâu đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (nhóm 1)

Truyền bá: có nghĩa truyền cho càng nhiều người biết càng tốt (nhóm 2)

Truyền nghề: truyền nghề cho người khác (nhóm 1)

Truyền tin: truyền thông tin cho người khác (nhóm 2)

Truyền máu: đưa lượng máu vào cơ thể người (nhóm 3)

Truyền hình: lan rộng hình ảnh để nhiều người biết đến (nhóm 2)

Truyền nhiễm: lây bệnh cho người khác (nhóm 3)

Truyền tụng: lan rộng cho nhiều người biết (nhóm 2)

Bài 3. Tìm nhóm từ chỉ người và chỉ vật gợi nhớ đến truyền thống và lịch sử dân tộc.

Cách giải:

Từ ngữ chỉ người Từ ngữ chỉ vật
Các vua Hùng Nắm tro bếp của các vua Hùng
Cậu bé láng Gióng Mũi tên đồng Cổ Loa
Phan Thanh Giản Con dao cắt rốn bằng đá
Vườn cà bên sông Hồng
Thanh gươm giữ thành Hà Nội

Bài 4: Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi từ ngữ dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao.

Cách giải:

Một số truyền thống quý báu của dân tộc:

– Yêu nước:

+ Tinh thần vùng lên đánh giặc: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

+ Yêu cảnh đẹp quê hương: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn/Đài nghiên Tháp Bút chưa mòn/Hỏi ai gây dựng nên non nước này”

– Lao động cần cù:

+ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”

+ “Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

– Đoàn kết:

+ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

– Nhân ái:

+ “Thương người như thể thương thân”

+ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước thì thương nhau cùng”

Trên đây là những bài tập giúp học sinh lớp 5 mở rộng vốn từ ngữ đối với từ “truyền thống”. Với mỗi bài tập này học sinh nên lấy thêm nhiều ví dụ để hiểu sâu và rộng hơn về từ này sẽ giúp các em dễ dàng sử dụng trong đời sống và khi làm bài tập làm văn nhé.

Để luyện tập thêm nhiều bài tập Tiếng Việt lớp 5 hiệu quả, ngay từ bây giờ các bạn học sinh có thể tham khảo các bài giảng online của cô giáo Trần Thu Hoa để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới.

Nhằm giúp học sinh Tiểu học sớm xây dựng kiến thức nền tảng, nắm vững kiến thức theo chương trình trong SGK và vận dụng khi làm bài tập, HOCMAI đã xây dựng chương trình Học tốt năm học 2020-2021. Với khóa học này, học sinh có thể học online tại nhà, không mất thời gian di chuyển, hiệu quả hơn khi ghi nhớ những kiến thức và đạt kết quả cao trong học tập.