Học tốt Ngữ văn 6 sách Cánh Diều: “Về thăm mẹ” – thầy Nguyễn Thanh Toàn

0
5487

Từ năm học 2021-2022 sắp tới đây, học sinh lớp 6 trên cả nước sẽ bắt đầu được học theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Ở môn Ngữ văn – bộ sách giáo khoa Cánh Diều, bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương là một trong những nội dung kiến thức quan trọng mà các con cần lưu ý và ghi nhớ. Phụ huynh, học sinh cùng tham khảo bài giảng của thầy Nguyễn Thanh Toàn – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI để chuẩn bị cho năm học mới đang tới gần nhé.

I/ Mục tiêu bài học

Trước khi bắt đầu bài giảng, thầy Toàn đã vạch ra các mục tiêu cần đạt sau bài học Về thăm mẹ để giúp học sinh xác định rõ phương hướng và tự chủ hơn trong học tập. Sau bài học, các con sẽ:

Biết đọc thơ lục bát:

  • Nhận biết được chủ đề, đề tài của bài thơ.
  • Hiểu thêm về thể thơ lục bát, các đặc trưng thể loại (cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh điệu) trong tính chỉnh thể của văn bản.
  • Nhận biết được tư tưởng, chủ đề, tình cảm được gửi gắm thông qua tác phẩm.

Nhân ái yêu thương:

Bồi đắp thêm phẩm chất nhân ái, yêu thương người thân, biết trân trọng tình cảm gia đình.

Biết tự chủ:

Từ đó tự nhận biết, điều chỉnh hành vi của bản thân, trân trọng những giá trị mà người khác đã làm, từ đó có những hành động tích cực, phát triển bản thân.

II/ Khám phá kiến thức

1. Hướng dẫn đọc văn bản

Thầy Toàn giảng giải với các bạn học sinh khối 6 rằng, để đọc một bài thơ sao cho hay và hiệu quả nhất thì cần lưu ý 2 điều:

– Chú ý đọc diễn cảm, tròn vành, rõ chữ và chú ý những từ ngữ địa phương.
– Ngắt, nghỉ nhịp thơ đúng cách

2. Tìm hiểu từ khó

Vì đặc trưng của bài thơ Về thăm mẹ có sử dụng một số ngôn ngữ vùng miền, nên để giúp các bạn học sinh hiểu bài học rõ hơn, thầy Toàn đã tổ chức trò chơi nhỏ “Nhanh tay – nhanh mắt”. Học sinh sẽ nối các từ, các câu ở 2 cột A & B sao cho tương xứng về mặt ý nghĩa. Đến khi hoàn thành trò chơi, các con đã tự học được những từ khó trong bài thơ rồi. Dưới đây là đáp án trò chơi “Nhanh tay – nhanh mắt” của thầy Toàn.

Từ khó Ý nghĩa
Chum Loại đồ gốm cỡ lớn, miệng tròn, giữa phình to, thót dần về phía đáy, dùng để chứa, đừng.
Người rơm Vật giả hình người, làm bằng rơm để dọa chim, thú
Nơm  Đồ đan thưa bằng tre, hình cái chuông, dùng để chụp bắt cá
Vành Vòng tròn bao quanh miệng hay phần ngoài cùng của một số vật để giữ cho chắc
Nón Đồ vật dùng để đội đầu che mưa che nắng, thường được làm bằng lá và có hình một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh
Áo tơi Áo che mưa bằng lá cọ, không có tay
Nón mê Nón cũ và rách nát
Chum tương Chum dùng để đựng tương

3. Nhan đề bài thơ

Nhan đề bài thơ Về thăm mẹ giống như đang diễn tả một hành động:

“Về” ở đây chính là sự trở lại, quay lại sau một thời gian đã không còn ở nơi đó.
“Thăm mẹ” đại diện cho tình cảm nhớ thương, trân trọng người mẹ

=> Nhan đề đã gợi mở về chủ đề của bài thơ, về sự nhớ thương người mẹ sau thời gian xa cách. Đồng thời, thông qua nhan đề, người đọc cũng đã hiểu được nhân vật thể hiện cảm xúc ở đây chính là người con, với những tình cảm yêu thương dành cho mẹ mình.

III/ Tìm hiểu chi tiết

1. Thể thơ lục bát

a. Bố cục – nhịp thơ

Về thăm mẹ được viết theo thể thơ lục bát của dân tộc. Bài thơ gồm 14 câu, chia thành 4 khổ, tương ứng với mỗi khổ lần lượt gồm: 4 câu – 4 câu – 4 câu – 2 câu.

Cách ngắt nhịp chẵn: 2/2/2 cho câu 6 chữ (câu lục) và 4/4 cho câu 8 chữ (câu bát).

Ví dụ: 

Chum tương / mẹ đã / dậy rồi
Nón mê xưa đứng / nay ngồi dầm mưa
Áo tơi / qua buổi / cày bừa
Giờ còn lủn củn / khoác hờ người rơm.

b. Cách gieo vần

Nhằm giúp học sinh dễ hình dung hơn về cách gieo vần trong thơ lục bát, thầy Toàn đã đưa ra phiếu học tập số 1 và giảng giải định nghĩa về “vần lưng” và “vần chân”, qua đó các con hoàn toàn có thể tự hoàn thành bài tập này để hiểu bài. Theo đó:

Vần lưng: Tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát
Vần chân: Tiếng thứ 8 của câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục trong cặp lục bát tiếp theo

Đáp án “Phiếu học tập số 1: Vần trong thơ lục bát”.
c. Quy luật bằng – trắc trong thơ lục bát

Bên cạnh cách ngắt nhịp và cách gieo vần thì còn một đặc điểm rất thú vị nữa ở thơ lục bát, đó là cách sử dụng thanh điệu. Điều này giúp những câu thơ lục bát có nhịp điệu lên xuống, ý thơ sẽ trở nên tình cảm, da diết hơn.

Quy luật bằng – trắc trong thơ lục bát.
d. Kết luận

Như vậy, qua bài thơ Về thăm mẹ, học sinh cần ghi nhớ một số đặc trưng về thể loại thơ lục bát như sau:

– Phân chia số câu chẵn, không quá dài cho mỗi đoạn
– Nhịp thơ chậm, đều
– Cách gieo vần toàn thanh bằng

=> Giọng thơ trở nên tha thiết, tình cảm, góp phần thể hiện thành công chủ đề của bài thơ.
=> Tác giả thành công trong việc thể hiện tình cảm yêu thương của người con dành cho mẹ.

2. Hoàn cảnh về thăm mẹ (khổ 1)

Con về thăm mẹ chiều Đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

Thời gian: Chiều đông
Không gian: Ngôi nhà của gia đình giữa một làng quê với bếp lửa
Hoàn cảnh: mẹ đi vắng không có nhà, trời đang nắng bỗng đổ cơn mưa rào

Trong đó, thầy Toàn dặn dò học sinh cần chú ý tới:

Cấu trúc: “…chưa …không…”
… & việc sử dụng từ ngữ đặc sắc của tác giả.

3. Hình ảnh hiện lên của người mẹ (khổ 2 & khổ 3)

Ở bài thơ Về thăm mẹ, hình ảnh người mẹ hiện lên thông qua những sự vật quen thuộc:

Hình ảnh Biện pháp nghệ thuật Ý nghĩa
– Chum tương mẹ đã đậy rồi

– Áo tơi lủn củn

– Nón mê ngồi dầm mưa

– Đàn gà mới nở

– Cái nơm hỏng vành

Liệt kê & ẩn dụ Tăng sự liên tưởng cho người đọc

=> Khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần, sớm hôm

– Trái na cuối vụ mẹ dành phần con Gợi hình

=> Khắc họa hình ảnh người mẹ chắt chiu cho con


Trong đó, học sinh cần ghi nhớ:

Cách tác giả sử dụng từ ngữ có dấu hiệu đặc biệt
…& sử dụng các hình ảnh có tính liên tưởng.

4. Tình cảm của người con (khổ cuối)

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

– Thể hiện tình cảm trực tiếp
– Sử dụng từ láy có tính biểu cảm cao: “nghẹn ngào”, “rưng rưng”
– Dấu câu đặc biệt: dấu “…”

=> Thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhân vật nhớ thương mẹ bởi những tần tảo, hy sinh mà xúc động nghẹn ngào, trực trào nước mắt.

5. Kết luận

* Nghệ thuật:

– Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, liệt kê
– Sử dụng hình ảnh, từ ngữ có sức gợi hình, gợi cảm cao

* Nội dung:

– Khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chắt chiu
– Tô đậm tình cảm mẹ – con đầy yêu thương, trân trọng

Từ đó, thầy Toàn đã cùng các bạn học sinh rút ra chủ đề của bài thơ, đó là: Ca ngợi tình yêu thương giữa mẹ và con.

=> Tác giả đã góp thêm vào vườn thơ dân tộc bằng những bông hoa ngát hương tình cảm của con đối với mẹ. Mặc dù mẹ không có ở nhà nhưng mẹ vẫn luôn hiện hữu trong mỗi góc vườn, sự vật, thể hiện tình yêu và sự tần tảo hy sinh mẹ dành cho con.

Cuối cùng, thầy Toàn không quên tổng kết lại toàn bộ bài học dưới dạng sơ đồ tư duy, các bạn học sinh tham khảo để học tốt nhé.

Sơ đồ tư duy bài thơ Về thăm mẹ.

Trên đây là những kiến thức hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Toàn xoay quanh bài thơ Về thăm mẹ (tác giả Đinh Nam Khương), môn Ngữ văn 6, sách Cánh Diều. Phụ huynh có con sắp vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 tới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. Chương trình sẽ là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 chuẩn bị kiến thức từ hè để sẵn sàng trước những đổi mới của sách giáo khoa và chương trình học khi bước vào năm học mới.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !