Phụ huynh cần biết những lưu ý trong kì thi kiểm tra, đánh giá năng lực vào 6

0
5074
kiem tra danh gia nang luc

Kể từ khi có thông tin thay đổi quy chế tuyển sinh vào 6, không ít phụ huynh hoang mang và lo lắng về sự thay đổi này. Đặc biệt hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực còn làm nhiều phụ huynh khó hiểu. Và chỉ còn ít thời gian nữa là kì thi sẽ chính thức diễn ra. 

Để chuẩn bị tốt cho các con tham gia vào kì thi kiểm tra, đánh giá năng lực sắp tới, phụ huynh cần nắm rõ các vấn đề dưới đây!

Thế nào là kiểm tra đánh giá năng lực?

Thực chất việc kiểm tra đánh giá năng lực nhiều năm nay đã có không ít trường thực hiện, nhưng đó là khi các học sinh đã vào trường và được gọi là kỳ đánh giá đầu vào (hay còn gọi là khảo sát chất lượng đầu năm). Tại cuộc thi này các bạn học sinh sẽ tham gia các bài kiểm tra không chỉ là các môn học chính như Toán, Văn, Anh mà còn các môn xã hội như Lịch sử, Địa lí…để thầy cô có thể biết năng lực bạn ở đâu. Có nhiều trường sử dụng hình thức này để sắp xếp học sinh vào các lớp đúng theo năng lực học sinh mà các phụ huynh vẫn hay gọi là chọn Toán, chọn Văn.

Có thể thấy rõ việc kiểm tra năng lực rõ nhất tại trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) năm học 2015- 2016 dành cho việc xét tuyển học sinh vào 6. Trong đó, đề khảo sát được tập trung vào các dạng năng lực cốt lõi: Năng lực tư duy, khả năng phán đoán (Toán học); Năng lực diễn đạt (Tiếng Việt và Tiếng Anh); Năng lực vận dụng khoa học thường thức vào cuộc sống (Khoa học); Năng lực vận dụng hiểu biết xã hội vào cuộc sống (Sử, địa, kiến thức xã hội phù hợp nhận thức lứa tuổi).

>> Phó vụ trưởng Vụ giáo dục: 100% học sinh được vào lớp 6

Theo ông Nguyễn Xuân Thành- Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích về cụm từ “đánh giá năng lực”: “Đánh giá năng lực học sinh hoàn toàn khác so với đánh giá kiến thức bởi kiến thức là nguyên liệu để hình thành nên năng lực. Như vậy, đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng sử dụng kiến thức mà học sinh thu nạp được trong quá trình học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể”.

Như vậy bài thi lần này sẽ không đơn thuần là các kiến thức cơ bản trong Sách vở mà là bài kiểm tra về khả năng vận dụng, đánh giá về khả năng phát triển của trẻ được hình thành từ các môn học như thế nào, có đủ đáp ứng điều kiện học tập tại môi trường mới hay không.

Cần chuẩn bị gì trước kỳ kiểm tra đánh giá năng lực?

Bên cạnh việc chuẩn bị chắc kiến thức nền tảng Sách giáo khoa, việc giúp các bạn ứng dụng kiến thức linh hoạt, phát triển tư duy là cần thiết.

Về kiến thức cơ bản: Phụ huynh nên cho các bạn học sinh học đến đâu, chắc đến đó. Kiến thức trong bậc Tiểu học có sự liên kết với nhau nên ngay từ những ngày lớp 3,4 phụ huynh cần nhắc nhở các con ghi nhớ kiến thức. Ví dụ kiến thức Toán học, những công thức, phương pháp tính toán lớp 4 vẫn có ứng dụng liên quan đến lớp 5 mà sẽ cần vận dụng cho các bài kiểm tra, đánh giá khi các bạn lên cấp II. Vì vậy ngay từ khi kiến thức còn chưa nhiều và tương đối dễ, phụ huynh hãy tìm ra các cách học hiệu quả, giúp các bạn ghi nhớ những bài học tốt nhất. Cách tốt nhất chính là giúp các bạn hình thành 1 quyển ghi chú các công thức, kiến thức quan trọng và thực hành bài tập thật nhiều để có nhuần nhuyễn và hiểu được sâu vấn đề.

Việc luyện tập bài tập nhiều cũng giúp các bạn học sinh hình thành khả năng tư duy, phát triển trí não và linh hoạt hơn trong các dạng bài tập.

kiem tra danh gia nang luc

Phát huy năng lực từ bài học: Để các bạn học sinh có thể phát huy năng lực bản thân cũng như bộc lộ được điểm đặc biệt riêng của mình, cha mẹ không nên chỉ chú trọng cho các con học Toán, Tiếng Việt mà cần có sự kết hợp hài hoà với các môn học tự nhiên như Lịch sử, Địa lý…Với các môn học này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu biết rộng hơn và có cái nhìn về cuộc sống thú vị hơn. Trong các môn học như Toán, Văn, Anh…cha mẹ cần cho các con tham gia các hoạt động ngoại khoá để các con có thể phát huy năng lực từ các môn học. Như việc cho con xem hoạt hình bằng Tiếng Anh giúp trẻ nghe tốt và biết được cách diễn đạt của các từ hơn, hay chơi trò chơi về ngôn ngữ giúp trẻ phát huy ngôn ngữ linh hoạt, biết đặt từ trong đúng văn cảnh…

Hình thức xét tuyển kết hợp thi tuyển vào 6 có những thay đổi nhằm phù hợp cho sự phát triển của các bạn học sinh, vì vậy cha mẹ cần có những cách ôn tập cho con thật tốt, không chỉ là kiến thức mà đó còn là lúc để khơi lên năng lực của các con.

>> Thay vì chuẩn bị học bạ, cha mẹ cần chuẩn bị kiến thức cho con vào 6

Ngay từ bây giờ cha mẹ hãy cùng con chuẩn bị chắc chắn kiến thức nền tảng. Với CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT của HOCMAI, người học có thể xem lại kiến thức cũ dễ dàng cũng như nắm được kiến thức mới đầy đủ, chuyên sâu. Hệ thống bài giảng của CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT được xây dựng bám sát lộ trình học SGK, vì vậy các bạn học sinh hoàn toàn có thể nắm chắc kiến thức cơ bản, phục vụ cho các kỳ thi đang đến gần. Chủ động học tập và chuẩn bị kiến thức chắc chắn là hành trang cha mẹ cần trang bị cho các con ngay lúc này.

Cha mẹ tham khảo khoá học TẠI ĐÂY! Hoặc liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn.