Cấu trúc đề thi Ngữ Văn lớp 10 sẽ như thế nào?

0
19865

 

Để đạt điểm cao trong kỳ thi Ngữ Văn vào lớp 10 năm học 2017- 2018, bạn cần phải nắm chắc cấu trúc đề thi. Với môn ngữ Văn hình thức thi tự luận hay trắc nghiệm bạn cần phải biết rõ và trong mỗi bài thi có cấu trúc bao nhiêu câu hỏi, các loại câu hỏi thường gặp, các dạng bài trong những năm gần đây để có thể làm cơ sở nắm chắc kỹ năng giải các dạng đề có cấu trúc tương tự.

Căn cứ vào cấu trúc đề thi, chúng ta có thể phân bổ thời gian để làm bài hợp lý hơn.

>>>  Để làm bài thi tốt “Dê vàng” cần chuẩn bị những kỹ năng gì?

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ NGỮ VĂN VỚI THẦY NGUYỄN PHI HÙNG

Thầy Nguyễn Phi Hùng chia sẻ: “Cấu trúc đề thi trong khóa học thầy thiết kế sẽ giúp các bạn ôn luyện vào kỳ thi lớp 10 hiệu quả và dễ dàng hơn. Vì vậy tất cả các dạng bài, các bài ôn luyện và kiến thức thầy đưa vào đều là những đơn vị kiến thức được sàng lọc có trọng tâm cũng như được sắp xếp một cách có hệ thống nhất dành cho môn thi Ngữ văn vào lớp 10”

Tuy nhiên, để có thể nắm rõ được lộ trình tham gia khóa học và bám thật sát với đề thi riêng của tỉnh thành phố mình. Thầy Hùng đã soạn thảo đề thi rất đa dạng ở nội dung, ở các câu hỏi và cấu trúc ở các tỉnh thì gần giống nhau nhằm giúp các em quét mọi dạng bài thường gặp của tỉnh/ thành phố mình.

>>> Luyện đề thi hiệu quả cùng thầy Hùng

Cấu trúc đề thi của Thành phố Hà Nội

Đề thi gồm 2 ngữ liệu:

  • Ngữ liệu 1: Phần văn bản thơ
  • Ngữ liệu 2: Phần văn bản truyện, văn bản nghị luận

Mỗi phần có câu hỏi:

Câu 1: Nhận diện văn bản: Tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, hỏi về nhân vật được nói đến trong đoạn văn, yêu cầu chép lại đoạn thơ… ( 2 điểm)

Câu 2: Thuộc dạng Đọc – hiểu: Xác định nội dung (đoạn văn bản, đoạn trích thơ), những đặc điểm nghệ thuật ngữ liệu của đề thi đưa ra, các kiến thức về phần tiếng Việt…(3 điểm)

Câu 3: Câu hỏi nghị luận xã hội: thường về 1 vấn đề được đặt ra từ văn bản được trích dẫn (2 điểm)

Câu 4: Nghị luận văn học: bên cạnh yêu cầu nghị luận thì thường đính kèm yêu cầu khác( nhưng đoạn văn tổng phân hợp hay có câu ghép…) (3 điểm)

Cấu trúc đề thi của Thành phố Hồ Chí Minh

(cùng cấu trúc với các tỉnh/thành phố: Hải Dương, Huế, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ,…các trường thi Văn chuyên cũng sử dụng cấu trúc này)

Câu 1: Đọc hiểu văn bản: tiếng Việt, xác định nội dung nghệ thuật, nêu quan điểm của vấn đề, nêu suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong văn bản ( 2-3 điểm)

Câu 2: Nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lý, nghị luận đời sống) (2-3 điểm) (Bài văn ngắn, không quá 01 trang giấy thi)

Câu 3: Nghị luận văn học (4-6 điểm)

  • Nghị luận về đoạn thơ hoặc đoạn truyện
  • Nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật
  • Nghị luận về một vấn đề thuộc về lí luận văn học; so sánh văn học

Cấu trúc đề thi của thành phố Đà Nẵng

(cùng cấu trúc với các tỉnh/thành phố: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh,…)

Câu 1, câu 2: Tiếng Việt ( 2 điểm)

Câu 3: Nghị luận xã hội (3 điểm)

Câu 4:  Nghị luận văn học (5 điểm)

  • Nghị luận về đoạn thơ hoặc đoạn truyện
  • Nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật
  • Nghị luận về một vấn đề thuộc về lí luận văn học; so sánh văn học

Tỉnh Nam Định : kết hợp câu hỏi Trắc nghiệm và tự luận

Câu 1: Tiếng Việt (2 điểm): câu hỏi trắc nghiệm

Câu 2: Đọc hiểu văn bản  

          Có yêu cầu đính kèm về Nghị luận xã hội (3 điểm)

Câu 3:  Nghị luận văn học (5 điểm)

  • Nghị luận về đoạn thơ hoặc đoạn truyện
  • Nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật
  • Nghị luận về một vấn đề thuộc về lí luận văn học; so sánh văn học

> > video Cấu trúc đề thi vào 10