Bài toán tính tuổi là một dạng bài thường xuyên xuất hiện trong đề thi, kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6 các trường top. Đây là một dạng bài khó bởi các số liệu đều liên quan đến nhau và đòi hỏi khả năng tư duy tổng hợp, phân tích và khái quát hóa đề bài theo logic. Thầy Bùi Minh Mẫn – Giáo viên Toán, Hệ thống Giáo dục HOCMAI với nhiều năm giảng dạy Toán tiểu học, dạy Toán violympic đã gợi ý 3 phương pháp giải với dạng bài này.
Những khó khăn khi giải bài Toán tính tuổi
Thầy Bùi Minh Mẫn cho biết, dạng bài toán tính tuổi thường xuyên xuất hiện trong đề kiểm tra năng lực vào lớp 6 của các trường chất lượng cao. Điều đầu tiên để giành được điểm ở các bài này là học sinh cần lưu ý 3 vấn đề.
Đề bài “lắt léo” chính là vấn đề then chốt khi đối mặt với dạng bài tính tuổi. Các con số đưa ra không cụ thể, hay đi kèm với các mối tương quan (hơn, kém, gấp,) và gắn các yếu tố thời gian (trước đây, bây giờ). Học sinh khi xem đề cần phải đọc thật kỹ lưỡng, gạch chân từ khóa và tóm tắt lại bằng cụm từ, con số để dễ hiểu nhất.
Thầy Mẫn hướng dẫn bài toán tính tuổi
Mốc thời gian là thông tin quan trọng nhất khi giải quyết câu hỏi tính tuổi. Tuy nhiên, việc đưa từ đề bài ra và “số hóa” nó lại dễ khiến các bạn học sinh đau đầu vì không biết biểu diễn thế nào. Ở trường hợp này, học sinh nên gắn mốc thời gian với hiệu số tuổi của các đối tượng nhắc đến, vì cho dù là thời điểm nào, thì sự hơn kém bao nhiêu tuổi giữa hai đối tượng luôn là bằng nhau (Ví dụ: anh hơn em 2 tuổi , thì tuổi anh trừ tuổi em luôn bằng 2 dù ở thời điểm nào).
Mất bình tĩnh khi không tìm ra điểm bắt đầu. Đề bài lắt léo khiến học sinh bối rối và mất bình tĩnh khi không biết phải đi từ đâu. Hãy bình tĩnh, học sinh và phụ huynh cũng nên rèn cho con cân nhắc từng con số và mối liên hệ trong đề bài. Đối với dạng đề bài này, có thể đi theo hai hướng: Giải quyết từ thời điểm gần nhất (đề bài về hiện tại) trở lại, hoặc đi từ thời điểm cũ nhất đến mối liên hệ bây giờ (trình tự thời gian xuôi hoặc ngược).
3 phương pháp giải bài toán tính tuổi
Để giải dạng bài toán này, học sinh có thể sử dụng 3 phương pháp: đưa về bài toán đặt ẩn, biểu diễn bằng sơ đồ đoạn thẳng, đưa về bài toán tỉ lệ.
Phương pháp 1: Đưa về bài toán tìm x
Đây là cách thức đơn giản nhất có thể áp dụng bởi thực chất đây là một dạng “tóm tắt” đề bài bằng phép tính để tìm ra lời giải: Đặt ẩn và căn cứ các mốc thời gian, mỗi mốc sẽ tạo thành một phép toán có ẩn (x). Dựa vào mối liên hệ hơn, kém, gấp để biểu diễn đại lượng còn lại bằng phép toán tổng, hiệu, tích với đại lượng x đã chọn. Từ các phép toán có được, học sinh hoàn toàn đưa bài toán về dạng tìm x và giải như thông thường. Mấu chốt của cách giải này là học sinh cần luyện tập kỹ năng tóm tắt đề bài và tìm ý thành thạo.
Ví dụ về bài toán tính tuổi có trong đề thi
Phương pháp 2: Biểu diễn sơ đồ đoạn thẳng
Học sinh dùng các đoạn thẳng thay cho các số (số đã cho, số phải tìm) để minh họa các quan hệ đó. Phải tìm độ dài của các đoạn thẳng và cần sắp xếp các đoạn thẳng đó một cách thích hợp để có thể dễ dàng thấy được mối quan hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng, tạo một hình ảnh cụ thể giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi cách giải toán sao cho hợp lý khoa học. Đây là một cách biểu diễn hình học thông minh, học sinh chỉ cần nhanh mắt một chút là có thể tìm ra đáp án. Cách làm này rất hữu hiệu với học sinh hay nhầm lẫn trong tính toán khi phải viết quá nhiều phép tính và con số.
Phương pháp biểu diễn sơ đồ đoạn thẳng
Phương pháp 3: Đưa về bài toán tỉ lệ
Ở cách làm này, học sinh vẫn dựa vào phép toán thứ nhất là hiệu số tuổi của hai đối tượng luôn không đổi. Từ các tỷ số đầu bài cho ở các mốc thời gian ta thành lập tỷ số tuổi bằng nhau giữa hai đối tượng. Cách làm này gần giống với cách làm sơ đồ đoạn thẳng, nhưng đưa về biểu hiện bằng dạng phân thức và dựa vào các tỷ lệ để tìm ra cách giải. Vì dạng bài này đưa về các phép tính phân số nên yêu cầu học sinh phải tính toán cẩn thận hơn, biết cách rút gọn để bài toán trở về đơn giản.
Bên cạnh đó, thầy Mẫn cũng đưa ra lời khuyên về lộ trình học phù hợp: “Cha mẹ nên cùng con xây dựng lộ trình học phù hợp, có thể tham khảo lộ trình sau: Tháng 3 cho con ôn theo chủ đề bám sát chương trình sách giáo khoa và cấu trúc đề thi của trường mục tiêu. Tháng 4 luyện tập qua các đề thi, có thể làm đề thi của các trường những năm trước đó hoặc các đề thi thử có cấu trúc tương tự. Kết hợp luyện đề với bổ sung các kiến thức còn thiếu, yếu. Tháng 5 nên tăng tần suất luyện đề, tuần có thể làm 2-3 đề thi để rèn luyện phương pháp làm bài, phản xạ với từng dạng bài khác nhau, tránh các lỗi sai khi làm bài. Cha mẹ cũng có thể cho con tham khảo các tài liệu, đề thi có lời giải của thầy cô, xem các video hướng dẫn giải chi tiết để từ đó con tham khảo và tìm ra cách làm phù hợp, tiết kiệm được thời gian ôn luyện của con”.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm khóa học HM6 môn Toán cuả HOCMAI – khi học khóa học này học sinh sẽ được thầy Bùi Minh Mẫn giảng dạy, được rèn luyện những phương pháp làm các dạng bài tập đòi hỏi phải suy luận, tính toán, những dạng bài đòi hỏi tính ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt, khi tham gia khóa học HM6, học sinh sẽ được thầy Bùi Minh Mẫn cung cấp trực tiếp số điện thoại, zalo và facebook cá nhân. Trong quá trình học có vấn đề thắc mắc phụ huynh – học sinh có thể trực tiếp liên hệ để được tư vấn trực tiếp.
>>> Cha mẹ tham khảo khóa học HM6 tại ĐÂY
Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 0936 5858 12 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!