Không có hứng thú học tập, dần dần con sẽ trở nên lười nhác, không có tinh thần tự giác học tập. Những điều cha mẹ làm cho con dưới đây sẽ “lên dây cót” tinh thần, biến con từ một đứa trẻ lười nhác, chây ỳ trở nên hứng thú học tập.
Cha mẹ tạo niềm vui học tập cho con ở nhà
Trẻ thường bị cuốn hút bởi những niềm vui, khi con tham gia một hoạt động nào đó mà con thấy vui thì chắc chắn con sẽ có hứng thú để tham gia những lần kế tiếp.
Riêng đối với chuyện học tập, để tạo niềm vui cho con cha mẹ có thể trang trí hay sắp xếp góc học tập theo ý thích của con. Điều này giúp con cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ dành cho mình. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể để sẵn một cuốn sổ trắng nhằm “theo dõi kết quả học tập của con”, mỗi lần khi con hoàn thành được một bài tập, con có thể sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh mà con yêu thích để dán vào cuốn sổ nhằm đánh dấu rằng: Con đã hoàn thành xong bài tập.
Ngoài ra, thay đổi phong cách học tập, sử dụng ứng dụng học tập, bài giảng trực tuyến với nhiều hình ảnh, âm thanh sinh động cũng khiến con hào hứng, vui vẻ hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên làm một số con dấu: Hoàn thành tốt, Hoàn thành xuất sắc, con thật đáng khen… để cổ vũ khích lệ tinh thần của con.
Tạo hứng thú tìm kiếm thông tin cho con qua những trang sách
Trẻ con thường tò mò với những điều mới lạ. Khi con bắt gặp bất cứ điều gì làm con thích thú thì con sẽ lập tức hỏi người lớn, ví dụ như: Mặt trời xoay quanh trái đất hay trái đất xoay quanh mặt trời? Tại sao mặt trời lại mọc đằng đông? Con gà có trước hay quả trứng có trước?… Thường các con sẽ đặt câu hỏi cho bất cứ điều gì mà con cảm thấy tò mò… Để giải đáp cho con, thay vì cha mẹ mở mạng internet và đọc lại những thông tin có sẵn thì cha mẹ hãy dẫn con đến nhà sách, thông qua những trang sách con sẽ tự mình tìm hiểu những điều mà con đang thắc mắc, rèn luyện cho con sự hứng thú trong việc tự tìm câu trả lời cho những điều mới lạ.
Cha mẹ hãy để con được tìm kiếm thông tin qua những trang sách
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên rèn cho con thói quen tự tìm hiểu và khám phá những điều con tò mò, đó sẽ là bước đệm để con phát huy khả năng tự học và tìm kiếm thông tin mà con muốn trong tương lai.
Tạo điều kiện để con áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế
Thay vì chỉ cho con học những kiến thức ở trên sách thì cha mẹ có thể áp dụng những bài học mà con được học vào thực tế để con có sự hình dung một cách chân thực nhất về những điều mà con được học.
Ví dụ như cha mẹ có thể dạy cho con tập trồng cây, chỉ cho con phân biệt các bộ phận khác nhau như thân, rễ, lá…
Cha mẹ cũng nên dạy con cách tính toán bằng việc chỉ con nhẩm tính các số liệu khác nhau như việc nhẩm tính tiền rau, tiền thịt mẹ đi chợ là bao nhiêu? Tổng số tiền mà mẹ tiêu khi đi chợ… Hay việc để con tự nhận biết những thực phẩm mà mẹ đã mua bằng cách để con tự viết ra giấy những thực phẩm con nhận biết được. Điều này sẽ giúp con áp dụng được những kiến thức con được học vào thực tế.
Tự chủ động học tập khiến con dễ dàng hứng thú với các kiến thức, phát hiện những nội dung chưa vững và nhờ sự trợ giúp từ cha mẹ thiết kế bổ sung kịp thời.
Cha mẹ giúp con hiểu rõ: Việc học là việc của con
Khi con hiểu được việc học thực sự là việc của con thì con sẽ có tinh thần tự giác học tập. Nếu trong trường hợp con lười nhác học tập cha mẹ có thể phạt con bằng hình thức không cho con đi học, để con ở nhà một mình và làm việc nhà. Với hình thức phạt này sẽ giúp con nhận ra việc không được đi học cùng với bạn bè là một điều thiệt thòi và lần sau con sẽ không dám lười nhác mà chủ động học tập.
Để giúp con hiểu rõ hơn về giá trị của việc học chữ, cha mẹ hãy chỉ cho con sự vất vả của những người phải lao động chân tay, để con hiểu rằng chỉ có học tập mới giúp con có được một cuộc sống tốt hơn.
Cha mẹ không chê bai con về chuyện học tập
Cha mẹ không chê bai con về chuyện học tập
Dù con còn nhỏ nhưng con cũng biết xấu hổ, tự ti với người khác. Nếu như con học giỏi, nhận được sự khen ngợi từ mọi người con sẽ rất vui. Nhưng nếu con học không tốt, bị cha mẹ chê bai, so sánh với những bạn học khác sẽ gây nên cho con tâm lý chán nản, không có động lực học tập.
Do đó, thay vì chê bai, so sánh con với những đứa trẻ khác thì cha mẹ nên đồng cảm và tìm ra giải pháp giúp con cải thiện học lực cha mẹ nhé!
Trên đây là những mẹo mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp con thích thú hơn với việc học. Cha mẹ áp dụng để giúp con ngày càng tiến bộ trong học tập.