Kiến thức trọng tâm xuất hiện trong đề thi học kì I và thi vào 10 môn Toán 9

0
13051

Căn thức và các bài toán liên quan, đồ thị hàm số, đường tròn,… là những phần kiến thức trọng tâm ở học kì I và có liên quan đến kỳ thi vào 10. Để giúp học sinh lớp 9 nắm vững các đơn vị kiến thức này, thầy Hồng Trí Quang – giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ một số lưu ý quan trọng sau.

Kiến thức trọng tâm xuất hiện trong đề thi học kì I

Muốn ôn thi học kì hiệu quả giai đoạn nước rút, học sinh cần hệ thống lại các phần kiến thức trọng tâm, các dạng bài thường gặp trong đề thi học kì I như:

– Căn thức và các bài toán liên quan: tính giá trị của biểu thức; giải phương trình có căn, bài toán bất phương trình; bài toán tìm x thuộc Z để biểu thức thuộc Z, tìm x bất kỳ để biểu thức thuộc Z; chứng minh bất đẳng thức; tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.

– Các bài toán về đồ thị hàm số bậc nhất.

– Các bài toán hình liên quan đến hệ thức lượng, tỉ số lượng giác, đường tròn.

– Bài toán nâng cao: đa số là bất đẳng thức, giải phương trình và bất phương trình. Phần này chiếm tỉ trọng không cao trong tổng số điểm (thường là 0,5 – 1 điểm) nên thường dành cho học sinh khá giỏi có mong muốn đạt 9 – 10 điểm.

Thầy Quang cũng lưu ý thêm, từ giữa học kì I, nhiều trường đã có xu hướng áp dụng các bài toán thực tế vào đề thi. Các bài toán thực tế không chỉ liên quan đến hệ thức lượng, tỉ số lượng giác mà còn liên quan đến hàm số bậc nhất, đường tròn. Xác suất thi vào các dạng bài như vậy rất cao nên học sinh cần có sự chuẩn bị trước để không bị bỡ ngỡ.

Thầy Quang tư vấn ôn thi học kì I cho học sinh lớp 9

Các phần kiến thức liên quan đến đề Toán thi vào lớp 10

Việc nắm vững các đơn vị kiến thức đã học ở học kì I sẽ giúp học sinh có được sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Trong đó bài toán căn thức và các câu liên quan (chiếm 2 điểm) chắc chắn nằm trong cấu trúc đề thi vào 10 trừ Thành phố Hồ Chí Minh thi theo cấu trúc đề thi riêng.

Đồ thị hàm số cũng sẽ xuất hiện trong đề thi vào lớp 10 nhưng chủ yếu liên quan đến đồ thị hàm bậc hai (đồ thị parabol) ở học kì II. Tuy nhiên học sinh cần có kiến thức nền là đồ thị hàm bậc nhất và các bài toán liên quan đến tọa độ thì mới học tốt được.

Đối với phần hình học, ở học kì II học sinh sẽ học chủ yếu là góc trong đường tròn và đề thi vào lớp 10 cũng thi chủ yếu phần này. Phần tỉ số lượng giác sẽ ít gặp trong đề thi vào 10 song những năm gần đây, xu hướng ra đề toán thực tế liên quan đến tỉ số lượng giác nên vẫn cần học chắc phần này để có thể “đi trước đón đầu” những thay đổi trong cấu trúc đề thi vào 10. 

Học sinh cần nắm bắt xu hướng ra đề thi vào 10 để có sự chuẩn bị tốt nhất

(Nguồn: Dân Trí)

Phương pháp ôn thi học kì hiệu quả giai đoạn nước rút

Thầy Quang chia sẻ: “Thời gian để học sinh ôn tập và luyện đề trước thềm kỳ thi học kì là không nhiều. Vì vậy các em nên ôn tập kiểu cuốn chiếu, học xong phần nào thì luyện luôn bài tập từ cơ bản đến nâng cao của phần đó. Sau khi học xong kiến thức từng phần thì giải các bài toán tổng hợp ở mức độ khó hơn. Chẳng hạn học xong kiến thức về đường tròn có thể làm các bài toán liên quan đến chuyển động quanh bánh xe, chuyển động quanh vệ tinh.”. 

Đặc biệt khi làm bài, cần tuyệt đối tránh các lỗi sai cơ bản nhất như vẽ sai hình; không tìm điều kiện cho các bài có căn thức, biểu thức có chứa mẫu, gọi thêm ẩn thì phải đặt điều kiện cho ẩn; thiếu kết luận; không ghi đơn vị đo (nếu có). “Nhiều học sinh làm xong bài thi tự tính được 9 điểm nhưng khi trả điểm về chỉ được 6 – 6,5 điểm. Nguyên nhân là bởi các bạn ấy vẽ sai hình – một lỗi sai vô cùng nghiêm trọng.”. 

Với các bài toán liên quan đến căn thức như tìm x, bài toán rút gọn, các thầy cô thường chấm rất nghiêm khắc. Do đó học sinh phải trình bày cẩn thận, phải tìm điều kiện khi rút gọn, trong trường hợp đề bài đã cho sẵn điều kiện thì vẫn phải ghi lại điều kiện đó rồi mới rút gọn nếu không sẽ bị trừ 0,25 điểm. Hoặc khi đã tìm ra x, phải thử lại với điều kiện xem x thỏa mãn hay không thỏa mãn kèm kết luận đầy đủ, nếu không cũng sẽ bị trừ điểm vô cùng đáng tiếc.

Ngoài ra, khi vẽ hệ trục tọa độ, nhiều bạn trình bày rất ẩu, không ký hiệu trục nào là x trục nào là y, không vẽ mũi tên, không chia đơn vị, không điền gốc tọa độ O. Những lỗi này đều sẽ bị trừ điểm. 

Về phần hình, khi làm bài phải xem tính chất nào có trong sách giáo khoa thì áp dụng và phải giải thích đó là tính chất gì. Tính chất nào không có trong sách giáo khoa thì cần chứng minh trước khi áp dụng vào làm bài, nhất định không được làm tắt.

Thầy Quang cho biết những lưu ý này không chỉ dành riêng cho bài thi học kì mà học sinh cần rèn vào khuôn khổ ngay từ bây giờ để không mắc sai lầm khi làm bài thi vào 10. Bên cạnh đó cũng có thể áp dụng phương pháp học cuốn chiếu – học đến đâu làm bài tập và luyện đề đến đó để giảm nhẹ gánh nặng học – ôn chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10.

Để có một lộ trình học tập hiệu quả, chương trình học bám sát nội dung thi, qua đó tự tin chinh phục kỳ thi vào lớp 10, học sinh lớp 9 có thể tham khảo ngay Giải pháp HM10 của HOCMAI. Khóa học với sự đồng hành của thầy Hồng Trí Quang và các thầy cô giáo giỏi, dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp 2k6 vững kiến thức trọng tâm, nắm chắc phương pháp làm bài, sẵn sàng bứt phá trong kỳ thi chuyển cấp đầy quan trọng này.

>>> ĐĂNG KÝ NGAY TẠI https://hocmai.link/ON-THI-VAO-10

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2020 – 2021

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Trang bị và ôn tập toàn diện kiến thức, luyện chiến thuật làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi vào 10.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.