Lược bỏ nội dung môn Tiếng Việt có ảnh hưởng tới việc thi vào lớp 6?

0
827

Giữ nguyên kiến thức trọng tâm, gộp bài giảng thành chủ đề là những thay đổi quan trọng trong chương trình học kì II năm học 2019 – 2020 đối với cấp tiểu học

 

Tổng quan về điều chỉnh

Có ba hình thức tính giản là “Không dạy”, “Khuyến khích học sinh tự học” và “Tự học có hướng dẫn”.

“Không dạy” là một số nội dung Tiếng Việt, tập làm văn mang tính lý thuyết được giảm hẳn, không thực hiện.

“Khuyến khích học sinh tự học” là không dạy trên lớp, nhưng giáo viên khuyến khích học sinh đọc thêm, học thêm.

“Tự học có hướng dẫn” là việc giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trên lớp một số nội dung. Có thể là tích hợp, kết hợp các bài có cùng nội dung và giảm nội dung trong một bài để giảm thời lượng.

Tinh giảm các nội dung nâng cao đòi hỏi học sinh thi vào 6 trường chất lượng cao, trường tốp đầu cần chủ động học tập bổ sung tại nhà (Ảnh: st)

Bộ GD&ĐT công bố chi tiết nội dung giảm tải môn Tiếng Việt bậc tiểu học TẠI ĐÂY

Những kiến thức được giảm tải

(1) Phạm vi, kiến thức được giảm tải

– Khối lượng kiến thức được lược bỏ hoàn toàn không nhiều chủ yếu hướng đến gộp các bài dạy cùng chủ đề, nhiều phần kiến thức học sinh tự thực hành ở nhà. Nội dung lược bỏ được trải rộng trên tất cả các phần Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần học trong phần còn lại của năm học. 

– Về cơ bản, nội dung kiến thức trọng tâm trong chương trình vẫn giữ nguyên nên học sinh vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện hành. Kiến thức được gộp lại theo chủ đề là cách xử lí tương đối phù hợp nhằm phát triển năng lực của người dạy và người học trong bối cảnh học sinh phải nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bênh Covid-19.

(2) Về tính chất, kiến thức được giảm tải

Tinh giản chương trình cơ bản là bớt các nội dung không ảnh hướng lớn đến mục tiêu môn học là dạy cách đọc, đọc hiểu và cách viết, cách tạo lập văn bản. Ở mỗi cụm không cần thiết phải dạy nhiều văn bản mà tập trung dạy kĩ một vài văn bản, sau đó hướng dẫn cho học sinh thực hành đọc hiểu các văn bản tương tự cùng thể loại.

– Chính tả: Học sinh học những kiến thức trọng tâm, phần luyện viết sẽ thực hành ở nhà. Gộp 2 tiết chính tả trong một tuần thành một bài, giáo viên được lựa chọn một trong hai để dạy vì căn bản nội dung hai bài chính tả trong một tuần thường có nội dung gần và giống nhau.

– Tập làm văn: Gộp các kỹ năng làm văn (ở các tuần) vào một chủ đề chung. Giảm lược những nội dung không quan trọng nên lượng kiến thức trong cả chương trình mà học sinh cần nắm được không bị ảnh hưởng nhiều.

– Tập đọc: Các bài thơ chuyển sang tự học thuộc lòng ở nhà, như vậy học sinh cần chủ động tiếp cận văn bản và ghi nhớ nội dung, ý nghĩa.

– Luyện từ và câu: Tùy từng lớp học, chương trình đã giảm số lượng ý trong câu hỏi, giảm bớt các yêu cầu thực hành hoặc giữ nguyên. Phần giảm số câu hỏi không ảnh hưởng nhiều tới lượng kiến thức và kĩ năng thực hành của học sinh. 

Do quỹ thời gian của học kì II eo hẹp nên cần giảm nhẹ chương trình, bớt các nội dung không ảnh hưởng đến mục tiêu môn học là cần thiết. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi ở học sinh khả năng tự học, tự chủ động tìm hiểu thêm kiến thức ở nhà bên ngoài chương trình cơ bản nhất. Điều này đặc biệt ảnh hưởng tới các bạn đang chuẩn bị thi vào lớp 6 các trường chất lượng cao, trường chuyên khi phần nâng cao đều bị cắt giảm tối đa.

Ảnh hưởng lộ trình ôn thi vào lớp 6?

Kiến thức cơ bản thì không có quá nhiều ảnh hưởng, nhưng với các em học sinh thi vào 6 trường chất lượng cao, trường top đầu thì phải chủ động học kĩ và sâu. Bởi vì những bài nâng cao với mức độ vận dụng, vận dụng cao là cần thiết.

Mặc dù thời gian học ở lớp bị rút ngắn, kiến thức được giảm đi nhưng để đạt được kết quả tốt thì học sinh cần phải tự chủ động học tập một cách nghiêm túc, tăng cường khả năng tự học để đảm bảo đủ lượng kiến thức. Lộ trình cơ bản là Học (nắm vững kiến thức) – Luyện (Ôn tập chuyên sâu) – Kiểm tra (Luyện đề, rút kinh nghiệm làm đề để tự tin đi thi).

Cô Mai Hương đang hệ thống lại kiến thức môn Tiếng Anh trong bài giảng HM6 – Luyện thi toàn diện

Phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Giải pháp HM6 – Luyện thi toàn diện, đầy đủ các môn chính Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Với lịch học hợp lý, hệ thống kiến thức đầy đủ và số lượng đề thi đa dạng giúp học sinh củng cố, tăng cường vốn kiến thức bên ngoài sách giáo khoa. Giải pháp HM6 bám sát lộ trình Học – Luyện – Kiểm tra, tối ưu toàn diện việc ôn thi của học sinh.

Thứ nhất, đối với những phần kiến thức nâng cao tinh giản trong phần tập đọc, bài luyện tập trong phần Luyện từ và câu, tập làm văn, …học sinh có thể bổ sung đầy đủ trong giải pháp HM6 toàn diện khi các giáo viên chủ yếu đưa ra các dạng bài tập trong những bài giảng. Với lượng bài biến thể, nâng cao đa dạng, học sinh hoàn toàn được thực hành với mức độ vận dụng, vận dụng cao.

Thứ hai, số lượng đề thi đa dạng, với mức độ từ dễ lớn khó học sinh có thể thực hành ở mức tối đa. Trong quá trình luyện đề, các em sẽ dễ dàng rút ra được các kinh nghiệm như tối ưu thời gian làm bài, chiến thuật làm đề hiệu quả,…Từ đó tự tin để bước vào kì thi chính thức.

Giai đoạn dịch này, những em học sinh biết phương pháp học hiệu quả, tận dụng thời gian ôn thi tối ưu hơn thì chắc chắn kết quả học tập sẽ tốt hơn. Nếu bị hổng kiến thức thì nên tranh thủ củng cố sau đó nên tập trung đào sâu vào từng chuyên đề.