Con học lớp 9, bố mẹ đừng biến yêu thương thành áp lực

0
19735

Với nhiều phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh xác định cho con theo học trường Chuyên, thì việc xác định tư tưởng để con ôn luyện và đặt kỳ vọng cho con là không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc đặt quá nhiều kì vọng đã khiến không ít phụ huynh vô tình tạo ra cho con nhiều áp lực, nhất là đối với các em học sinh chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10. Dẫu biết vì yêu thương nên mới kỳ vọng nhưng để tránh gây áp lực cho con, bố mẹ cần học cách sát cánh bên con.

Kì vọng càng nhiều, áp lực càng lớn

Nếu không phải vì yêu thương, chẳng bố mẹ nào lại đặt quá nhiều kì vọng vào con cái. Khi sự kì vọng được biểu đạt quá mạnh mẽ và hà khắc thì cảm xúc con nhận được không phải là sự động viên mà là áp lực.

Với mọi học sinh THCS, kì thi vào 10 là chướng ngại vật lớn nhất và mang tính quyết định đầu tiên trong suốt thời gian đi học. Con sẽ thi trường nào, con sẽ học thầy cô nào, sau này con sẽ học khối thi nào…luôn là những câu hỏi mà không phải học sinh nào ở độ tuổi này cũng tự quyết định được.

Đặc biệt, với những học sinh có lực học tốt, các con sẽ cùng gia đình xác định trước mục tiêu và kế hoạch ngay từ năm lớp 8. Trong giai đoạn nhạy cảm này, bố mẹ phải sát cánh cùng con thế nào để đừng khoác lên con tấm áo kì vọng quá rộng khi con còn chưa đủ lớn? Để bắt đầu trả lời câu hỏi này, bố mẹ cần lưu tâm 3 điều tưởng như đã quen nhưng không phải ai cũng làm được:

1/ Mong muốn của bố mẹ không đồng thời là mong muốn của con cái

Câu chuyện của em Mai Linh (Học sinh lớp 8, trường THCS Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là câu chuyện quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Linh tham gia đội tuyển thi HSG môn Tiếng Anh ngay từ năm lớp 8 vì yêu thích. Tuy nhiên, bố mẹ muốn em tham gia đội tuyển môn Toán vì cho rằng môn Toán cần thiết hơn rất nhiều, vì cô giáo chủ nhiệm dạy môn Toán. Sau một thời gian tranh đấu với rất nhiều nước mắt, em quyết định đăng kí đội tuyển môn Toán vì không muốn mình trở thành một đứa con hư. Tương tự như vậy, “con phải thi đỗ trường này”, “con phải học khối này”, “sau này con phải làm nghề này”…đang trở thành biện chứng của định nghĩa “con ngoan”, “con hư”.

Nội hàm của “con ngoan” mang theo rất nhiều mong muốn của bố mẹ sẽ kìm kẹp sự phát triển tự nhiên của con, giới hạn và khiến con trở nên bị động. Mong muốn của bố mẹ nếu không trùng khớp với nguyện vọng của con thì chỉ nên là lời khuyên và định hướng chứ đừng là cái đích mà con nhất-định-phải-đạt được. So với việc trở thành niềm tự hào của bố mẹ, hãy để con trở thành một người độc lập và chủ động.

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

2/ Nghiêm khắc và bao dung với thất bại của con cái

Con có thể đạt điểm kém hoặc sau này, con có thể không đỗ vào trường THPT mà con kì vọng. Bậc làm cha mẹ cũng trải qua những chuyện-thường-ngày như vây. Vì vậy, bên cạnh việc nghiêm khắc chỉ ra những sai sót, sai lầm của con sau mỗi kì thi, cùng con rút kinh nghiệm và thay đổi cách học, cha mẹ cần bao dung chứ đừng quay lưng với sai lầm đó.

Có một điều đơn giản nhưng ít bố mẹ để ý đến, sự bao dung sẽ cho con sự đồng cảm, từ đó, con dễ tiếp nhận lời khuyên, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bố mẹ.

3/ Đồng hành cùng con tìm ra phương học đúng đắn

Thi vào 10 cũng như thi đại học, thậm chí, so với độ tuổi non nớt của con, thi vào 10 còn khó khăn và áp lực hơn thi đại học. Cần có chiến lược đúng đắn cho cả năm học và lộ trình học tập theo từng tháng, đặc biệt là giai đoạn từ cuối tháng 2 đến khi học sinh bước vào kỳ thi.

Theo lời khuyên của thầy giáo Hồng Trí Quang (Giáo viên nổi tiếng luyện thi môn Toán vào 10 tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) chia sẻ: “Để vượt qua kì thi vào 10, học sinh cần lưu ý 3 giai đoạn:

  • Trang bị kiến thức, học kiến thức cơ bản trong SGK. Tùy vào từng tỉnh/thành phố, đề thi các trường thường có 6-7 chủ điểm quan trọng. Đặc biệt với những bạn có ý định thi vào 10 trường chuyên, việc hoàn thiệu kiến thức cơ bản là việc vô cùng quan trọng trong thời gian học hè và học kì I năm học lớp 9.
  • Tổng ôn: Rà soát một lượt kiến thức, bổ khuyết kiến thức còn yếu, còn thiếu.
  • Luyện đề: Việc luyện đề nên bám sát vào đề thi chính thức những năm trước của các tỉnh. Sau giai đoạn này, học sinh cần rút ra những sai lầm thường mắc phải và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Đồng hành cùng phụ huynh – học sinh chuẩn bị sớm cho năm học mới và giảm áp lực học tập, HOCMAI tiếp tục ra mắt Chương trình HM10 Toàn diện. Chương trình học với nhiều ưu điểm vượt trội, nhiều tính năng mới sẽ hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng, tự tin chinh phục điểm cao khi bước vào năm học lớp 9 và kì thi tuyển sinh vào 10.

Chương trình HM10 Toàn diện với lộ trình học chuẩn 3 bước từ trang bị kiến thức nền tảng đầy đủ đến tổng ôn theo hệ thống các chuyên đề trọng tâm và cuối cùng là luyện đề để nâng cao các kĩ năng làm bài cho học sinh.

Đặc biệt, đội ngũ giáo viên giảng dạy trong chương trình đều là các thầy cô nổi tiếng, có trên 10 năm kinh nghiệm luyện và chấm thi vào 10. Những lời khuyên từ thầy cô sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong hành trình chinh phục kỳ thi chuyển cấp.

>>> ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY!!! <<<