Hướng dẫn chữa đề số 14 môn Tiếng Việt

0
1928

Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn chữa đề số 14 môn Tiếng Việt. Phụ huynh và học sinh lưu ý để tránh mắc lỗi sai khi giải đề.

I. Kiến thức trọng tâm

– Từ: từ xét theo quan hệ âm và nghĩa, chữa lỗi dùng từ

– Câu: tác dụng của dấu câu, thành phần câu, chữa lối viết câu

– Cảm thụ văn học

– Tập làm văn: bài văn miêu tả kết hợp biểu cảm

II. Hướng dẫn làm bài

Bài 1: Cho hai câu sau:

(1) Tận nhá nhem tối, họ mới tới chân1 núi, đôi đôi chân2 đã mệt mỏi, rã rời.

(2) Chân3 lý bao giờ cũng đáng quý.

Trong câu (1), từ “chân” có quan hệ nhiều nghĩa. Nếu so với từ chân trong câu (2) thì nó có quan hệ đồng âm. Giải thích vì sao lại như vậy.

=> Đáp án: nghĩa của từ “chân1” và “chân2” trong câu (1) có mối quan hệ với nhau (đều chỉ phần dưới cùng của vật hoặc người. Chân1 được dùng theo nghĩa chuyển; chân2 được dùng theo nghĩa gốc.

Trong câu (1), từ “chân” có quan hệ nhiều nghĩa . Nếu so với từ “chân” trong câu (2) có quan hệ đồng âm.

Vì hai từ “chân” ở câu trên không có mối quan hệ ý nghĩa, chân 3 có nghĩa là “thật”.

Bài 2:  Chỉ ra tác dụng của từng dấu phẩy trong câu sau:

Khi bà mỉm cười, hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.

=> Đáp án:

Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính của câu (chủ ngữ và vị ngữ).

Dấu phẩy thứ hai, ba, năm: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Dấu phẩy thứ tư: ngăn cách giữa hai vế trong câu ghép.

Bài 3: Đọc đoạn trích dưới đây:

Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền tròi chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Chưa baồ giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm. Anh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất tròi ; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên ; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi

của đất ẩm ướt hơi sương đều hoà quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cưòi rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.

(Trích Mùa thu – Theo Huỳnh Thị Thu Hương)

Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng từ ngữ và hình ảnh để miêu tả trăng. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh như vậy có gì hay?

=> Đáp án:

– Cách dùng từ: tác giả dùng nhiều từ láy và các tính từ, sử dụng động từ độc đáo (từ rót).

=> Tăng sức gợi hình và gợi tả vẻ đẹp của trắng, của thiên nhiên; đồng thời thể hiện sự cảm nhận tinh tế và cách miêu tả trăng vô cùng độc đáo, thú vị.

– Hình ảnh: mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh,…; ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian … thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng của trăng; trăng được cảm nhận độc đáo bằng nhiều giác quan; ánh trăng là kết tinh và hòa quyện vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, cuộc sống…

Bài 4: Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết đó là câu đơn hay ghép.

a. Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời giông bão, sau một mùa đông dài tơi bời giông bão đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.

Trong đó:

TN1: Ngoài kia; TN2: sau một mùa đông dài tơi bời giông bão; CN1: sau một mùa đông dài tơi bời giông bão; VN2: đã đâm chồi; CN2: những nụ mầm bé nhỏ; VN2: run run như bàn tay non tơ.

b. Đến giữa thế kỷ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác-lơ-Đác-Uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.

Trong đó:

TN1: Đến giữa thế kỷ XIX; TN2: nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác-lơ-Đác-Uyn; CN: người ta; VN: mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.

Bài 5: Chữa lỗi dùng từ và lỗi viết câu trong các trường hợp sau:

a. Hành động đó đã cho thấy anh ta là một người rất cao cả, vị tha.

Từ dùng sai: cao cả

=> Sửa: cao thượng

Hành động đó đã cho thấy anh ta là một người rất cao thượng, vị tha.

b. Qua bài thơ “Sắc màu em yêu” của tác giả Phạm Đình Ân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và quê hương, đất nước giản dị mà sâu sắc của bạn nhỏ.

Lỗi viết câu: câu thiếu chủ ngữ

Bài thơ “Sắc màu em yêu” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và quê hương, đất nước giản dị mà sâu sắc của bạn nhỏ

Bài 6: Tưởng tượng em được vào học ở một ngôi trường cấp hai mà mình mơ ước bấy lâu nay. Hãy nói lên những cảm xúc của em và tả lại gương mặt rạng rỡ của một người thân trong gia đình em khi nhận được tin đó.

* Dạng bài và vấn đề

– Bài văn biểu cảm kết hợp miêu tả

– Biểu cảm: cảm xúc của bản thân khi nhận được tin vui (em được vào học ở ngôi trường cấp 2 đã mơ ước bấy lâu)

– Đối tượng miêu tả: gương mặt rạng rỡ của người thân trong gia đình khi nhận được tin vui đó.

* Hình thức:

– Viết bài văn đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)

– Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt đúng và hay

– Trình bày sạch và đẹp

* Nội dung:

a. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề và đối tượng miêu tả. (Em được vào học ở ngôi trường cấp 2 nào? Gương mặt rạng rỡ của ai trong gia đình khiến em ấn tượng?)

– Nêu cảm nhận chung: niềm vui sướng, hạnh phúc.

b. Thân bài:

– Cảm xúc của bản thân

+ Vui mừng sung sướng, hạnh phúc… Có thể tả vài nét về khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật ngày hôm đó.

+ Kết quả xứng đáng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự cổ vũ của bố mẹ, người thân.

+ Tưởng tượng ngày đầu tiên được học ngôi trường cấp hai mơ ước ( trường học mới, thầy cô, bạn bè mới,…)

– Tả gương mặt rạng rỡ của một người thân (bố/mẹ/ông/bà/anh/chị…)

+ Khi nhận được tin vui, cả gia đình đều hân hoan, hạnh phúc chúc mừng em.

+ Tả gương mặt người thân tươi cười, xúc động, tự hào (tập trung đôi mắt, chiếc miệng và nụ cười,…)

c. Kết bài

– Bộc lộ cảm xúc

– Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, hứa hẹn của bản thân trong học tập và rèn luyện.

Để thời gian học hiệu quả, thay vì quá tập trung vào những đề thi “trôi nổi”, không xác định được nguồn thì cha mẹ nên chủ động tìm đề thi từ các giáo viên có kinh nghiệm, hệ thống giáo dục uy tín như HOCMAI. Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm nhiều năm trong giáo dục kết hợp với các giáo viên giỏi, giàu chuyên môn luyện thi vào 6, HOCMAI đưa ra gói giải pháp HM6 – Luyện thi vào 6 Toàn Diện. Với thiết kế khoa học, học sinh sẽ được cọ xát tối đa cùng với các dạng đề thi, quét được rất nhiều dạng bài. Quan trọng là, sau khi nhận ra những lỗi sai trong kiến thức, con có thể ôn tập lại ngay cùng chuyên đề tương ứng.

Thông tin chi tiết về giải pháp HM6, phụ huynh và học sinh liên hệ hotline: 090.455.9891 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!