Học tốt Toán 6 bộ Cánh Diều: Bài giảng thú vị tích hợp kiến thức Sinh học vào “Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên” của cô giáo Mai Quỳnh

0
2081

Bước sang năm học 2021 – 2022, học sinh lớp 6 trên cả nước sẽ bắt đầu được học theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các con sẽ có cơ hội được tiếp cận kiến thức thông qua những bài giảng hiện đại, sống động và đầy mới lạ của thầy cô.

Ở môn Toán bộ Cánh Diều, cô giáo Nguyễn Thị Mai Quỳnh đã rất sáng tạo và khéo léo khi lồng ghép kiến thức Sinh học vào trong bài giảng về “Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên” để giúp học sinh hiểu bài dễ dàng hơn. Phụ huynh và học sinh cùng theo dõi video bài giảng và tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Video bài giảng “Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên” của cô Mai Quỳnh:

Cô Quỳnh đã khéo léo lồng ghép kiến thức Sinh học ở ngay phần mở đầu của bài học. Cụ thể, cô đã lấy ví dụ về một loại vi khuẩn rất phổ biến trong ruột người và động vật đẳng nhiệt – vi khuẩn Escherichia coli (hay còn được biết đến với cái tên vi khuẩn E.coli).

Đây là loại vi khuẩn mà hầu hết các chủng của nó đều vô hại, hoặc có lợi nhưng ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên cũng có những chủng E.coli gây bệnh cho con người, chẳng hạn như chủng VTEC, nếu mắc phải sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy ra máu, nôn, thậm chí biến chứng gây ra suy thận có thể dẫn đến tử vong. 

Trong điều kiện lý tưởng, trung bình 20 phút sẽ có một con vi khuẩn E.coli nhân đôi lên thành 2 con giống hệt nhau và giống con ban đầu.
Sau 40 phút, qua 2 lần nhân đôi sẽ có: 2 x 2 con vi khuẩn.
Sau 60 phút, qua 3 lần nhân đôi sẽ có: 2 x 2 x 2 con vi khuẩn.


Quá trình nhân lên này cứ tiếp diễn như vậy và sau 1 ngày, qua 72 lần nhân đôi, khi đó sẽ có: 2 x 2 x 2 x … x 2 con (72 thừa số 2). 

Quá trình nhân lên của vi khuẩn E.coli trong vòng 24h.

Tuy nhiên con số cuối cùng ngày trông khá cồng kềnh không thuận tiện trong quá trình tính toán. Khi đó, cô Quỳnh sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng một cách viết ngắn gọn cho các tích như trên, đó là: “Lũy thừa với số mũ tự nhiên”.

I/ Mục tiêu bài học

Cô Quỳnh đặt ra 3 mục tiêu dưới đây cho các bạn học sinh cố gắng đạt được sau khi kết thúc bài học:

– Viết gọn được tích các thừa số giống nhau dưới dạng lũy thừa.

– Xác định ngay được cơ số và số mũ của một lũy thừa bất kì.

– Tái hiện và sử dụng được công thức nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số để tìm tích và thương của hai hay nhiều lũy thừa cùng cơ số.

II/ Kiến thức cần nắm vững

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

  • Phép cộng nhiều số hạng bằng nhau có thể được biểu thị bằng phép nhân để rút gọn.

Ví dụ: 2 + 2 + 2 = 2 . 3

  • Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau sẽ được biểu thị bằng phép nâng lên lũy thừa để rút gọn.

Ví dụ: 2 . 2 . 2 = 2

(đọc là: “hai mũ ba” hoặc “hai lũy thừa ba”)

Tương tự với ví dụ của sự nhân đôi vi khuẩn E.coli ở đầu bài học, ta có phép tính nhân  của 72 thừa số 2 với nhau: 2 . 2 . 2 . 2 … . 2 . 2 = 2

Tổng quát:


Chú ý: Với một số tự nhiên a thì:


2. Nhân hai lũy thừa có cùng cơ số

Công thức:
Với a, m, n là các số tự nhiên thì: 

Ví dụ mà cô Quỳnh đưa ra để giúp các bạn học sinh hiểu bài.

3. Chia hai lũy thừa có cùng cơ số

Công thức:
  

Ví dụ về phép chia hai lũy thừa có cùng cơ số.

Lưu ý 1:


Lưu ý 2:
Mọi số tự nhiên đều được viết dưới dạng tổng của các lũy thừa của 10.
Với lưu ý này, cô Quỳnh đã đưa ra ví dụ như sau để học sinh dễ hình dung:

  • Ví dụ: Viết số 3214 thành tổng các số tròn chục, trăm, nghìn
  • Giải: 3214 = 3000 + 200 + 10 + 4
    = 3.1000 + 2.100 + 1.10 + 4.1
    = 3.103 + 2.102 + 1.101+ 4.100
    =103 + 103 + 103 + 102 + 102 + 101 + 100 + 100 + 100 + 100

4. Bài tập chiếm lĩnh kiến thức

Sau khi học kiến thức mới, cô Quỳnh đưa ra một số bài tập đơn giản cho học sinh thực hành luyện tập như sau:


5. Mở rộng & khám phá

Cuối bài học, cô Quỳnh mở rộng thêm kiến thức vượt ra ngoài phạm vi Toán học cho các bạn học sinh khám phá bằng cách quay trở lại với con vi khuẩn E.coli ở đầu bài học. Cô giảng giải: Nếu một con vi khuẩn E.coli chủng VTEC sau khi xâm nhập vào cơ thể người thì chỉ sau một ngày chúng đã nhân bản thành 2 con. Đây là một con số vô cùng lớn, cho thấy sự nguy hại mà chúng gây ra cho cơ thể người nhiễm. 

Ngoài ra, để chỉ sự tăng trưởng nhanh của sự vật, sự việc nào đó, chúng ta đều có thể dùng lũy thừa để biểu thị. Chẳng hạn trong tự nhiên, lũy thừa sẽ biểu thị cho sự tăng trưởng về số lượng của bèo tây, ốc bươu vàng; trong công nghệ, biểu thị sự lan truyền nhanh của virus máy tính; trong lĩnh vực kinh thế, biểu thị cho lãi suất ngân hàng.

“Lũy thừa” trong Toán học được ứng dụng để biểu thị sự tăng trưởng nhanh trong nhiều lĩnh vực.

Trên đây là những hướng dẫn trong video bài giảng của cô giáo Nguyễn Thị Mai Quỳnh nhằm giúp các bạn học sinh lớp 6 làm quen với một phép toán hoàn toàn mới lạ trong nội dung học của bộ sách Cánh Diều – phép toán “Lũy thừa với số mũ tự nhiên”. Hy vọng rằng bài giảng của cô Quỳnh đã giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức bài học.

Phụ huynh có con sắp vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 tới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. Chương trình chính là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 chuẩn bị kiến thức từ hè và sẵn sàng trước những đổi mới của sách giáo khoa và chương trình học khi bước vào năm học mới.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !