[Trang bị kiến thức vào 10 cùng HOCMAI] Tìm hiểu chuyên đề “Thơ về người lính trong kháng chiến”

0
5028

Tìm hiểu đến chuyên đề “Thơ về người lính trong kháng chiến”, học sinh không thể bỏ qua hai tác phẩm tiêu biểu thuộc chuyên đề này là “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Không chỉ vậy, 2 bài thơ còn là nội dung trọng tâm trong kiến thức thi vào 10 môn Ngữ văn . Theo dõi bài giảng của thầy Nguyễn Phi Hùng về chuyên đề này trong chương trình Livestream “Trang bị kiến thức vào 10 cùng HOCMAI” nhé!

Hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm chắc

Trước khi phân tích kỹ về từng tác phẩm, thầy Hùng lưu ý các bạn cần nắm vững một số kiến thức cơ bản trong quá trình tìm hiểu về các tác phẩm thơ viết về người lính trong kháng chiến.

1. Hoàn cảnh sáng tác:

  • “Đồng chí” sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháo lên chiến khu Việt Bắc.
  • “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt.

2. Đặc điểm nội dung:

  • Hiện thực khốc liệt của chiến tranh:
    • Sự ác liệt hiểm nguy trong chiến đấu.
    • Sự thiếu thốn, gian khổ trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Ca ngợi chủ nghĩa yêu nước: Những người lính vượt lên những thử thách để vững vàng ý chí, dũng cảm chiến đấu, không ngại hy sinh và luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
  • Vẻ đẹp hình tượng người lính trong kháng chiến:
    • Là những con người có lí tưởng đẹp.
    • Là những người có phẩm chất đẹp: dũng cảm, ý chí, bản lĩnh, lạc quan, quyết tâm chiến đấu.
    • Là những người có tình cảm đẹp: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tâm hồn lãng mạn, trẻ trung.
    • Là những người có tính cách đẹp: đôn hậu, chân thành, ngang tàn, hóm hỉnh, đầy sức trẻ.

3. Đặc sắc nghệ thuật:

  • Nghệ thuật xây dựng và sáng tạo hình ảnh thơ.
  • Ngôn ngữ thơ: vừa giản dị, gần gũi; vừa cô đọng, hàm súc.
Thầy Hùng hướng dẫn học sinh ôn tập chuyên đề “Thơ về người lính trong kháng chiến”
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Bài tập vận dụng kiến thức

Bài 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

a, Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?

Gợi ý: Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tác giả là nhà thơ Phạm Tiến Duật.

b, Nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên là ai?

Gợi ý: Nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên là người lính lái xe.

c, Từ “trái tim” trong câu thơ thứ tư được dùng để thể hiện biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Gợi ý: Từ “trái tim” trong câu thơ thứ tư được dùng để thể hiện biện pháp nghệ thuật hoán dụ. Từ “trái tim” được dùng để chỉ người lính lái xe và nhiệt huyết tuổi trẻ, tình yêu nước, khát vọng chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tác dụng: Tác giả muốn khẳng định ngợi ca tuổi trẻ, nhiệt huyết, tình yêu nước của những người lính lái xe. Đồng thời muốn khẳng định sức mạnh của dân ta trong cuộc kháng chiến không phải chỉ ở phương tiện vật chất mà chủ yếu là sức mạnh tinh thần.

d, Khái quát nội dung khổ thơ trên và trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước (viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu).

Gợi ý:

Nội dung:

  • Sự gian khổ, khốc liệt, hiểm nguy của cuộc chiến tranh (2 câu đầu).
  • Khẳng định sức mạnh, ý chí, bản lĩnh và tình yêu nước (2 câu còn lại).

Đoạn văn: Lòng yêu nước:

  • Lòng yêu nước là gì? Nêu cội nguồn của lòng yêu nước và biểu hiện.
  • Sức mạnh của lòng yêu nước trong thời bình và khi có chiến tranh.
  • Lòng yêu nước của tuổi trẻ hôm nay.

* Lưu ý: Các bạn có thể trình bày cả ba ý mà thầy Hùng gợi ý hoặc có thể trình bày một trong ba ý để đảm bảo được dung lượng và thời gian làm bài.

Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

a, Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào và được viết theo thể thơ nào?

Gợi ý: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu và được viết theo thể thơ tự do.

b, Xác định những bút pháp được sử dụng trong đoạn thơ. Ở mỗi bút pháp, nêu ra một câu thơ để minh chứng.

Gợi ý: Những bút pháp được sử dụng trong đoạn thơ là:

  • Bút pháp hiện thực: Các bạn có thể chọn 1 trong 4 câu đầu của khổ đầu tiên hoặc câu 1 trong 2 câu đầu của khổ thứ hai.
  • Bút pháp lãng mạn: “Đầu súng trăng treo”

c, Câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thể hiện những vẻ đẹp nào của người lính?

Gợi ý: Câu thơ vừa tái hiện lại tư thế đứng cạnh bên cạnh và khắc họa tâm thế bình tĩnh, tự chủ khi chờ giặc đến. Toàn bộ câu thơ cho thấy ý thức trách nhiệm, tình yêu nước sắt son, lòng dũng cảm và tình đồng chí gắn bó keo sơn.

d, Kể tên các thành phần biệt lập. Xác định tên và chỉ ra biểu hiện của các thành phần biệt lập trong đoạn văn sau:

“Người lính là hình tượng đẹp của thơ ca kháng chiến, cả thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, những anh lính cụ Hồ đã để lại cho người đọc ấn tượng đẹp về tình yêu nước, tình đồng đội tha thiết, về ý chí vượt qua thử thách và tâm hồn lãng mạn bay bổng. Có lẽ, chính năm tháng gắn bó với đồng đội đã giúp nhà thơ cảm nhận và thể hiện tinh tế những điều ấy.

Gợi ý: 

  • Các thành phần biệt lập gồm có:
  • Thành phần tình thái.
  • Thành phần cảm thán.
  • Thành phần gọi đáp.
  • Thành phần phụ chú.

Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn:

  • Thành phần phụ chú được thể hiện qua cụm từ “cả thời kì chống Pháp và chống Mĩ”.
  • Thành phần tình thái được thể hiện qua từ “có lẽ”.

Bài 3: Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

a, Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ có đoạn trích trên. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?

Gợi ý: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Đồng chí” là biểu cảm. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.

b, Xác định các biện pháp tu từ trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.

Gợi ý: Các biện pháp tu từ trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

  • Điệp ngữ qua từ “súng”, “đầu”.
  • Điệp cấu trúc “súng bên súng”“đầu bên đầu”.
  • Phép đối (tiểu đối): súng bên súng – đầu sát bên đầu.

c, Câu thơ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Vì sao?

Gợi ý: 

Câu thơ: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”.

Vì: Cả hai câu thơ đều khẳng định cơ sở hình thành tình đồng chí là sự sẻ chia những thiếu thốn gian khổ của cuộc sống nơi chiến trường và khẳng định vẻ đẹp, sự gắn bó của tình đồng chí.

Bài 4: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

……………………………………….

……………………………………….

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

a, Chép chính xác hai câu thơ còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn thơ trên.

Gợi ý:      Không có kính, rồi xe không có đèn

               Không có mui xe, thùng xe có xước

b, Cho biết đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tên tác giả?

Gợi ý: Đoạn thơ trên được trích từ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

c, Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở hai câu thơ vừa bổ sung. Nêu hiệu quả nghệ thuật.

Gợi ý: 

Các biện pháp nghệ thuật:

  • Điệp từ “Không có”: 3 lần
  • Liệt kê các bộ phận của chiếc xe: kính, đèn, mui, thùng.

Tác dụng: Nhấn mạnh sự thiếu thốn, gian khổ là hậu quả của sự khốc liệt trong chiến tranh. Thể hiện ý chí, bản lĩnh của người lính lái xe.  

d, Hình ảnh “trái tim” có ý nghĩa thế nào? Qua đó ca ngợi phẩm chất gì của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ?

Gợi ý: Từ “trái tim” được dùng để chỉ người lính lái xe và nhiệt huyết tuổi trẻ, tình yêu nước, khát vọng chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Phẩm chất: Tác giả muốn khẳng định ngợi ca tuổi trẻ, nhiệt huyết, tình yêu nước của những người lính lái xe. Đồng thời muốn khẳng định sức mạnh của dân ta trong cuộc kháng chiến không phải chỉ ở phương tiện vật chất mà chủ yếu là sức mạnh tinh thần.

Trên đây là những chia sẻ của thầy Nguyễn Phi Hùng về kiến thức trọng tâm cũng như cách làm các dạng bài trong chuyên đề “Thơ về người lính trong kháng chiến”. Bên cạnh đó, còn rất nhiều chuyên đề khác mà học sinh cần nắm chắc để có thể đạt điểm cao bài thi Ngữ văn vào 10.

>>> Theo dõi và xem đầy đủ video ôn tập chuyên đề Ngữ văn vào lớp 10 TẠI ĐÂY

Đây là các bài giảng nằm trong chương trình HM10 Toàn diện của HOCMAI. Chương trình với lộ trình học tập toàn diện theo 3 bước: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề đang là giải pháp học tập tối ưu cho học sinh lớp 9 trên cả nước.

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ BÀI GIẢNG LUYỆN THI VÀO 10 TẠI ĐÂY!!! 

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021 – 2022

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước, bám sát chương trình học và thi của các tỉnh thành trên cả nước.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh học tập an toàn trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.