“Mách nước” cho học sinh lớp 7 bứt phá điểm số môn Tiếng Anh trong năm học này

0
1108

Nhằm giúp học sinh lớp 7 “tháo gỡ” những băn khoăn, lo lắng trên hành trình chinh phục kiến thức môn Tiếng Anh, cô Lê Thu Hà (Hà Sylvia) – Giáo viên Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã chỉ ra những kiến thức trọng tâm cần lưu ý trong chương trình Tiếng Anh 7 và tư vấn những hành trang cần thiết cho học sinh để học tốt môn học này trong năm học mới.

Trọng tâm kiến thức môn Tiếng Anh 7

Trọng tâm kiến thức môn tiếng Anh 7 gồm có 3 vấn đề chính: các thì (Tenses); Những cấu trúc ngữ pháp quan trọng và một số cấu trúc ngữ pháp khác ít xuất hiện trong đề thi.

Ở phần thì, ngoài hai thì hiện tại đơn (Present simple) và tương lai đơn (Future simple) đã được học ở lớp 6, học sinh sẽ được học thêm một thì mới là tương lai tiếp diễn (Future Continuous). Thì này dùng để diễn tả một hành động xảy ra ở một thời điểm xác định nào đó trong tương lai. Mặc dù thì này ít xuất hiện trong đề thi hơn học sinh vẫn cần lưu ý.

Đối với phần ngữ pháp, cô Lê Thu Hà cho biết, chương trình tiếng Anh 7 sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức quan trọng, mang tính nền tảng để sử dụng đến hết cấp 2 và cả chương trình cấp 3. Vì vậy học sinh cần học đâu chắc đó phần nội dung kiến thức này. Các phần kiến thức cốt lõi cần nắm vững bao gồm:

Câu bị động (passive voice): Cấu trúc cơ bản của câu bao gồm chủ ngữ, động từ “to be”, động từ chính (ở dạng phân từ 2) và tân ngữ. Mục đích chính của câu là nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động.

Câu hỏi đuôi (tag question): Cấu trúc của câu gồm có hai vế tồn tại đối ngược nhau. Nếu về đầu tiên ở dạng khẳng định thì vế thứ hai sẽ ở dạng phủ định và ngược lại. Mục đích của câu hỏi đuôi là tạo nên sự luyến láy trong câu nói và tạo sự bóng bẩy trong bài viết. Ở phần này, học sinh cần lưu ý sự phù hợp giữa chủ ngữ ở về thứ nhất và chủ ngữ ở vế câu hỏi đuôi.

Bên cạnh đó là cách so sánh của tính từ chỉ số lượng (Comparison of quantifier adjectives), câu ghép (Compound sentences) và một số kiến thức ngữ pháp khác ít xuất hiện hơn, có thể kể đến như: cấu trúc “used to” diễn tả một thói quen trong quá khứ và đã chấm dứt ở hiện tại; cụm trạng ngữ; tính từ đuôi “ed” và “ing”; cách sử dụng một số mạo từ a/an/some/any; cấu trúc how much/ how many với danh từ đếm được và không đếm được.

Phương pháp học tốt môn tiếng Anh 7

Theo cô Lê Thu Hà, có 2 điều cần đặc biệt lưu ý khi học môn tiếng Anh, đó là ngữ pháp và từ vựng. Đây được xem như hai người bạn đồng hành với nhau trong tiếng Anh nói chung, học sinh phải chú ý học đều để có thể giải quyết được các dạng bài tập.

Về từ vựng, có 2 nhóm chính là nhóm từ vựng cơ bản và nhóm từ vựng chuyên sâu. Tuy nhiên, tỉ lệ của hai nhóm từ này lại có sự chênh lệch khá lớn. Nhóm từ vựng cơ bản chiếm đến 80% lượng từ sẽ xuất hiện trong các bài học, các đề thi, đề kiểm tra và nhóm từ vựng chuyên sâu chỉ chiếm 20%. Chính vì vậy, nhóm từ cơ bản là phần kiến thức mà học sinh bắt buộc phải nắm được.

Để làm được điều này, học sinh phải đọc nhiều, tìm hiểu trên nhiều nguồn cung cấp kiến thức khác nhau từ sách báo, phim ảnh và sử dụng thường xuyên trong cả khi giao tiếp. Trong quá trình đọc, nếu gặp các từ mới học sinh nên tra cứu và ghi chép lại về nghĩa, cách dùng, phiên âm. Để nhớ được các từ đó, học sinh nên viết vào giấy note, dán ở khu vực mà mình có thể nhìn thấy thường xuyên, đọc lại nhiều lần để những từ ngữ đó in sâu vào trí nhớ.

Bên cạnh đó, cô Lê Thu Hà cũng tư vấn thêm một cách ghi nhớ từ là đặt câu với những từ đó. Khi đặt được câu hoàn chỉnh, học sinh sẽ hiểu sâu nghĩa của từ đồng thời được củng cố ngữ pháp. Việc học từ vựng là một quá trình đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên trì, không nên nóng vội học nhanh, học gấp. Học sinh nên phân chia nhỏ số lượng từ vựng để học mỗi ngày nhằm tránh bị quá tải và có thời gian học từ kĩ hơn.

Về ngữ pháp, trước hết học sinh phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, phân tích ví dụ và tự lấy ví dụ theo ý hiểu của bản thân. Tiếp đến, học sinh cần đọc nhiều và ghi chép lại những lưu ý của thầy cô về ý nghĩa, cách dùng của các cấu trúc ngữ pháp hoặc ghi lại những ngữ pháp mới và khó để tránh bị sót kiến thức.

Ngoài việc học kiến thức ngữ pháp và từ vựng, cô Lê Thu Hà cũng đưa ra một số phương pháp giúp học sinh tự ôn luyện hiệu quả. “Sau khi làm tốt các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa, các em nên tìm thêm một số nguồn tài liệu khác từ thầy cô tư vấn, từ các khóa học trực tuyến để thực hành. Qua đó, các em có thể nắm chắc kiến thức và nâng cao kĩ năng khi làm bài”, cô Lê Thu Hà chia sẻ.

Với mong muốn đồng hành cùng học sinh để có thể chinh phục điểm cao môn Tiếng Anh và các môn học khác trong năm học mới, HOCMAI xây dựng Chương trình Học tốt 2021-2022 là khóa học online tại nhà. Với hệ thống bài giảng được bám sát chương trình SGK kết hợp với bài tập tự luyện và bài tập đánh giá năng lực cuối mỗi chương học, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình và chủ động cải thiện phần còn yếu.

Đồng thời, cha mẹ cũng dễ dàng theo sát lộ trình học và sự tiến bộ của con trong quá trình học, đồng hành giúp con đạt kết quả cao trong năm học mới.

>>Phụ huynh, học sinh đăng ký học thử môn Tiếng Anh 7 miễn phí do cô Hà trực tiếp giảng dạy tại đây<<<

Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.