Nhiều bạn học sinh lên lớp 7 sợ học môn Ngữ văn vì “nỗi ám ảnh” đối với những bài thơ Đường nhiều quy luật phức tạp và cũng khá trừu tượng. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ bật mí cách tự trang bị kiến thức Ngữ văn 7 hiệu quả ngay từ đầu năm giúp các bạn tự tin bứt phá môn học trong năm học mới.
Tổng quan chương trình kiến thức Ngữ văn 7
Để giúp các bạn học sinh hình dung rõ hơn về nội dung học, thầy Hùng chia kiến thức Ngữ văn 7 thành 3 mảng lớn: Tiếng Việt; Phần Văn và Tập làm văn.
1. Kiến thức trọng tâm Tiếng Việt
Các câu hỏi trong phần tiếng Việt không hề khó và là cơ hội cho tất cả học sinh dành được 2-3 điểm một cách dễ dàng. Ở lớp 7, học sinh sẽ được học kỹ hơn những khái niệm đã quen thuộc trước đó:
a) Đơn vị kiến thức về Từ:
- Phân theo cấu tạo từ ghép (đẳng lập – chính phụ), từ láy (láy bộ phận – láy toàn bộ). Đây là nội dung học sinh đã được học ở Tiểu học, tuy nhiên trong chương trình Ngữ văn 7, cách gọi tên và phân chia có sự thay đổi, vì vậy các bạn học sinh cần chú ý.
- Nghĩa của từ: từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa – từ đồng âm. Học sinh chú ý phân biệt các cặp hiện tượng này với nhau.
- Từ loại: đại từ, quan hệ từ. Đây là những khái niệm chúng ta đã tìm hiểu ở Tiểu học, và ở lớp 7 học sinh sẽ được tìm hiểu sâu và rộng hơn.
- Thành ngữ: phân biệt thành ngữ với tục ngữ
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê. Đây là những biện pháp tu từ không quá khó, tuy nhiên học sinh lưu ý tìm hiểu kỹ cách sử dụng và tác dụng tu từ ở từng hoàn cảnh cụ thể.
b) Đơn vị kiến thức về Câu
- Các thao tác biến đổi câu: rút gọn, mở rộng (thêm trạng ngữ hoặc cụm chủ vị)
- Câu chủ động, câu bị động (cách nhận diện)
- Dấu câu (dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang)
c) Đơn vị kiến thức về văn bản
Đó là kiến thức về các đặc điểm của văn bản: bố cục, mạch lạc, liên kết. Từ việc hiểu đặc điểm của văn bản, học sinh sẽ viết được những văn bản có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc và có sự liên kết với nhau.
Ngoài ra, kiến thức về quá trình tạo lập văn bản cũng rất quan trọng ở học kỳ này các bạn cần nắm chắc.
>>> Nhận bài giảng học thử miễn phí của thầy Hùng tại đây<<<
2. Phần Văn bản
Trong chương trình Ngữ văn 7, học sinh sẽ được tìm hiểu nhiều văn bản hay ở nhiều giai đoạn, thể loại và nhiều nền văn học khác nhau. Cụ thể:
Mở đầu chương trình là các văn bản nhật dụng – đề cập đến những vấn đề cấp thiết trong cuộc sống hàng ngày, có tính thời sự cao: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.
Đi qua phần văn nhật dụng, học sinh được học về ca dao với 4 chủ đề lớn bao gồm: chủ đề gia đình, tình yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam, ca dao than thân, châm biếm và hài hước.
Hoàn thành phần ca dao của văn học dân gian, học sinh sẽ được học nhóm thơ trung đại. Số lượng văn bản nhiều, nội dung phong phú, thể thơ đa dạng, ngôn ngữ trung đại đa phần là chữ Hán. Do đó đòi hỏi học sinh cần có sự nỗ lực rất lớn trong việc nắm bắt và hiểu nội dung tư tưởng của bài thơ cùng phương thức diễn tả tình cảm của các nhà thơ thời kỳ trung đại.
- Bài thơ nói về tình yêu nước thiết tha như Sông núi nước Nam (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)
- Bài thơ về thân phận của người phụ nữ bất hạnh trong xã hội xưa như Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
- Về tình bạn như Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
- Vẻ đẹp của khung cảnh quê hương đất nước như Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)…
Tiếp sau phần thơ trung đại, học sinh được học về thơ hiện đại với các bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, những bài thơ sáng tác trong thời kỳ chống Mỹ như tình bà cháu bình dị thiết tha gắn liền với tình yêu tổ quốc: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)…
Thể loại thơ hiện đại khép lại, các bạn sẽ học về tùy bút. Đây đều là những tùy bút hay, xúc động về tình yêu dành cho quê hương đất nước: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) nói về mùa xuân của Hà Nội, của xứ Bắc trong nỗi nhớ niềm thương của một người con xa quê, Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) nói về đất và người vùng Nam Bộ, một thứ quà thanh nhã và hết sức bình dị của làng quê xứ Bắc: Một thức quà của lúa non – cốm (Thạch Lam)…
Khởi đầu chương trình học kỳ 2, học sinh tiếp tục quay trở lại mạch văn học dân gian, với chủ đề đầu tiên về Tục ngữ: về thiên nhiên; Lao động sản xuất; Con người; Xã hội. Tục ngữ chính là kho tàng tri thức, kinh nghiệm của cha ông ta về rất nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống.
Kiến thức trọng tâm ở học kỳ 2 là các văn bản nghị luận ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa của văn chương, Sự giàu và đẹp của Tiếng Việt.
3. Phần Tập làm văn
Hai dạng bài chính học sinh sẽ được tìm hiểu ở chương trình Ngữ văn 7 là văn nghị luận, văn biểu cảm. Học sinh lưu ý nên đầu tư nhiều thời gian cho phần tập làm văn vì phần này luôn xuất hiện trong các đề thi, đặc biệt là thi học kỳ, thi chuyển lớp và chiếm số điểm rất cao.
Trên đây những đơn vị kiến thức trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 7. Nắm chắc được phần tổng quan này, học sinh sẽ có hình dung chung về chương trình và lộ trình mình sắp học, từ đó có kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả. Học sinh hãy tham khảo ngay những tư vấn của thầy Hùng để khởi động hiệu quả môn Ngữ văn đầu năm học mới!
>>> Tham khảo thêm kiến thức qua bài giảng học thử của thầy Hùng khi đăng ký thông tin tại đây<<<
Kinh nghiệm học tốt Ngữ văn 7
Theo thầy Hùng, không có một phương pháp học nào đúng và hiệu quả chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, thầy sẽ hướng dẫn học sinh những kinh nghiệm để các bạn áp dụng vào quá trình học của bản thân, không ngừng thực hành để tìm ra cách học hiệu quả nhất.
Môn Văn có đặc trưng, tính chất riêng, cách thức tiếp cận riêng. Về phương pháp chung, học sinh cần quan sát thực tế cuộc sống và suy ngẫm, đánh giá về những vấn đề quan sát được. Muốn học tốt văn cần có vốn sống phong phú, vốn hiểu biết sâu rộng về cuộc sống và con người.
Về phương pháp riêng cho từng phân môn:
Đối với phần Tiếng việt: Có 2 yếu tố quan trọng học sinh cần nắm chắc là các khái niệm và vận dụng linh hoạt vào trong đời sống hàng ngày. Các khái niệm Tiếng Việt yêu cầu chúng ta phải học thuộc tuy nhiên không phải là “đọc vẹt”, học sinh cần hiểu rõ bản chất, từ đó thông qua các bài tập thực hành, tự đưa ra ví dụ và thực hành linh hoạt trong đời sống để nhớ rõ và lâu hơn.
Phần Văn bản: Học sinh cần nắm chắc được đặc điểm của các thể loại văn học (Ví dụ: các khái niệm về ca dao, văn bản nhật dụng,…) Tiếp theo, học sinh cần đọc văn bản, chú ý các chi tiết, sự kiện và có cảm nhận chung. Việc đọc văn bản là việc đầu tiên và cơ bản giúp chúng ta tự mình lĩnh hội những nội dung cơ bản của tác phẩm, từ đó dễ dàng tiếp thu nội dung giảng bài ở lớp của thầy cô. Sau khi đọc để có cảm nhận chung, học sinh đọc và trả lời các câu hỏi bên dưới mỗi văn bản.
Ngoài ra, học sinh cần tích cực chủ động khi học bài ở lớp, vẽ sơ đồ tư duy bài học để nhớ lâu hơn kiến thức và rèn luyện các dạng bài tập khác nhau để nắm vững kiến thức.
Phần Tập làm văn: Văn biểu cảm và văn nghị luận là 2 dạng bài mới học sinh được học ở lớp 7.
Văn biểu cảm với bản chất là bộc lộ cảm xúc và tạo được sự đồng cảm ở người đọc và người nghe. Để bài văn ấn tượng giàu cảm xúc, học sinh chọn những chi tiết giàu cảm xúc, lồng ghép cảm xúc của bản thân vào bài viết và gia tăng thêm những kiểu câu, ngôn từ bộc lộ cảm xúc: câu cảm thán, nghi vấn,…
Với văn nghị luận thiên về tính logic. Để bài viết đầy đủ ý, học sinh cần lập dàn ý mạch lạc, chi tiết; giữa các câu và các ý cần có sự linh hoạt trong chuyển ý và hệ thống dẫn chứng chặt chẽ giúp tăng tính thuyết phục cho bài viết. Các bạn nên tham khảo các bài văn hùng biện để tìm hiểu cách viết, là cơ hội để nâng cao kỹ năng viết của bản thân.
Đối với khối lượng kiến thức nhiều như môn Ngữ văn thì việc hệ thống hóa lại kiến thức để học sớm không phải là điều dễ dàng. Do vậy, để việc tự học tại nhà đạt được hiệu quả như mong muốn trong dịp nghỉ hè thì học sinh có thể tham khảo ngay khóa học online Học tốt Ngữ văn 7 do thầy Hùng trực tiếp giảng dạy tại HOCMAI.
Khóa học tốt Ngữ văn 7 được thiết kế bài bản và khoa học, nội dung bám sát SGK, với chu trình 4 bước khép kín HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA giúp. Với kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều năm, cùng tâm huyết trong mỗi bài giảng của thầy Hùng chắc chắn sẽ dẫn dắt tốt các bạn học sinh, khơi dậy niềm đam mê với môn Ngữ văn, giúp các em bứt phá điểm số.
>>> Phụ huynh, học sinh đăng ký HỌC THỬ miễn phí môn Ngữ văn 7 tại đây <<<
Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |