Bật mí bí kíp làm chủ Hóa học 8 cùng cô Phạm Thị Thúy Ngọc

0
3373

Lên lớp 8 học sinh sẽ được làm quen với một môn học hoàn toàn mới – Hóa học, giúp chúng ta giải thích những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn học sinh lo lắng không biết bắt đầu từ đâu với môn học “mới toanh” này. Vì vậy, cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên môn Hóa học của HOCMAI sẽ chia sẻ một vài bí quyết và phương pháp học tốt Hóa học, giúp phụ huynh và các em học sinh có định hướng học hiệu quả ngay từ đầu. 

Những khó khăn ban đầu khi tiếp cận với Hóa học

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Thứ nhất, với các bạn học sinh lớp 8, Hóa học là môn học hoàn toàn mới mẻ, với nhiều kiến thức lạ lẫm, vì vậy khá nhiều bạn tự mặc định rằng đây là môn học “khó nhằn”. Theo cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ: “Hóa là một môn học không hề khó, ngược lại rất thú vị và sẽ giúp học sinh hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống, do đó hãy tiếp cận môn Hóa với tâm trạng thoải mái nhất, ham mê và tìm hiểu nó sẽ khiến các em thích thú với môn học này hơn, từ đó giờ học Hóa sẽ không còn là nỗi lo lắng hay sợ hãi với các em nữa”.

Thứ hai, nhiều bạn gặp khó khăn khi lần đầu tiếp cận với ngôn ngữ hóa học, nhiều công thức khó nhớ, khó thuộc,… Tuy nhiên sau khi đã làm quen với môn học, các bạn sẽ thấy rằng mọi ngôn ngữ hóa học đều có quy luật riêng của nó.

Thứ ba, khi học Hóa học cần vận dụng lượng lớn kiến thức Toán học để giải các bài tập. Vì vậy, để học tốt Hóa học yêu cầu các bạn học sinh phải học đều các môn đặc biệt là Toán, Vật lý để có thể giải các bài tập tính toán. 

Thứ tư, Hóa học không chỉ là môn học đơn thuần trên sách mà còn phải biết học trong thực tiễn cuộc sống; vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống để làm tốt đẹp hơn cuộc sống của mình. 

Thứ năm, chưa có định hướng học tập ngay từ đầu, dẫn đến dễ mất gốc. Khi tìm hiểu về một bộ môn mới, chúng ta cần biết rõ mình cần học cái gì, học như thế nào,… để tiếp thu nhanh và hiệu quả kiến thức từ thầy cô và tránh hổng kiến thức trong quá trình học. 

Những kiến thức trọng tâm trong Hóa học lớp 8

Để xây dựng phương pháp học hiệu quả, trước tiên học sinh cần tìm hiểu những nội dung kiến thức trọng tâm cần nắm vững. Vậy, trong chương trình Hóa học 8 chúng ta sẽ học những nội dung gì?

Hóa học 8 gồm 6 nội dung lớn tương ứng với 6 chương, cụ thể: 

Chương 1: Chất, nguyên tử, phân tử

Trong chương mở đầu này, học sinh sẽ được tìm hiểu toàn bộ kiến thức cơ sở của bộ môn Hóa học: Chất, nguyên tử, phân tử; Tìm hiểu chất được cấu tạo và hình thành như thế nào?

Chương II: Phản ứng hóa học

Ở chương 2, học sinh sẽ nghiên cứu sự biến đổi về các chất, quá trình xảy ra biến đổi hóa học giữa chất A và chất B để tạo thành chất khác. Và một nội dung quan trọng khác là phương trình hóa học: cách viết phương trình hóa học như thế nào?,…

Sau khi hoàn thành chương I và chương II, các em sẽ viết được thành thạo các công thức hóa học, các phương trình hóa học, cân bằng phương trình hóa học,… Đây là nội dung cơ bản nhất của Hóa học, do đó các bạn cần lưu ý học đầy đủ và ôn tập kĩ.

Chương III: Mol – Tính toán hóa học

Mol là một khái niệm cực kỳ mới học sinh chưa bao giờ nghe thấy. Từ những kiến thức về Mol, học sinh có những công thức tính toán khối lượng, số mol, thể tích…

Chương IV: Oxi – không khí

Chương V: Hidro, nước

Hai chương IV và V, học sinh sẽ được tìm hiểu cụ thể về các chất (đơn chất, hợp chất): Oxi – không khí, hidro, nước…  Đây đều là những chất rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, và học sinh sẽ nghiên cứu kĩ về tính chất hóa học của từng chất, ứng dụng của các chất trong đời sống hàng ngày.

Chương VI: Dung dịch

Trong đời sống chúng ta bắt gặp rất nhiều dung dịch, ví dụ pha đường với nước chúng ta được một cốc dung dịch nước đường. Trong chương 6, học sinh sẽ được tìm hiểu “tất tần tật” về dung dịch bao gồm: Dung dịch là gì? Dung môi, chất tan, độ tan là gì, phụ thuộc vào những yếu tố nào? Với những chất đã cho, muốn pha chúng thành dung dịch thì cần mức nồng độ nào?

Kiến thức nền tảng Hóa học 8

Để nắm vững kiến thức cả một năm học, cô Ngọc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cả sáu chương trong Hóa học 8 thành ba nhóm nội dung chính để học sinh tham khảo:

  • Về các khái niệm cơ bản: tổng hợp và nắm vững tất cả những kiến thức về khái niệm cơ bản trong chương trình hóa học 8 bao gồm: Chất, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, mol, các loại phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng, công thức hóa học, phản ứng hóa học, phương trình hóa học, axit, oxit, bazơ, muối….
  •  Về các công thức tính hóa học: tính m, n, V, C%, CM, d A/B,……
  • Về chất: cần nắm vững các chất như: Oxi, hiđro, nước. Trong đó, trọng tâm là phần kiến thức về tính chất vật lý, tính chất hóa học, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của các chất hóa học này. Đây là nội dung nền tảng nhất của Hóa học 8 và cũng là cơ sở để học sinh bước chân vào lớp 9 và học thật giỏi bộ môn Hóa học. 

4 bước giúp học sinh chinh phục Hóa học 8

Bước 1: Phải đọc kỹ nội dung bài học trong sách giáo khoa trước khi học để tự trả lời cho câu hỏi: Học bài gì? Nội dung chính như thế nào?

Bước 2: Học và ghi nhớ có chọn lọc về chất đó với những tính chất cụ thể.

Bước 3: Tìm hiểu các chất đó trong thực tiễn, nhớ kỹ về đặc điểm mà mình quan sát được hoặc tìm hiểu được về sự sự biến đổi của chất đó trong thực tế. Vì đây là môn học thực nghiệm, chúng ta sẽ học bằng những thí nghiệm thực nghiệm nhất.

Bước 4: Dùng sơ đồ tư duy để ghi nhớ những nội dung kiến thức đã học

Chuẩn bị năm học mới như thế nào? 

Thứ nhất, chuẩn bị Sách giáo khoa Hóa học 8 để có thể xem trước các bài sẽ học sắp tới. Việc chuẩn bị bài trước là cực kỳ quan trọng và cần thiết, giúp chúng ta có thể chủ động hơn trong quá trình học. 

Thứ hai, chuẩn bị một tâm thế tốt với tâm trạng vui vẻ, hào hứng, phấn khởi và tràn đầy năng lượng để bước vào năm học mới. 

Nếu các bạn không chuẩn bị tâm thế trước khi học tập thì sẽ bị động trong việc tiếp cận kiến thức. Chuẩn bị tâm thế tốt với tâm trạng tích cực, tràn đầy năng lượng sẽ góp phần giúp học sinh thành công với một bộ môn mới như môn Hóa.

Thứ ba, lên kế hoạch học tập cho nội dung Hóa học 8 để có đủ kiến thức học Hóa lớp 9.

Học sinh có thể lên kế hoạch trong một tuần học bao nhiêu bài, nội dung học là gì, mục tiêu điểm số cuối năm là bao nhiêu? Từ đó các bạn xây dựng kế hoạch học tập ngắn hạn và dài hạn để thực hiện mục tiêu đã đề ra. 

Tuy nhiên việc tự học và lên kế hoạch với một môn học mới mẻ như Hóa học đối với các em học sinh lớp 8 là một điều không hề dễ dàng. Theo cô Ngọc, đối với Hóa học là môn học mới, học sinh cần có sự định hướng từ thầy cô để bước đầu làm quen với môn học. Học sinh có thể đăng ký tham gia các khóa học online để tự chủ động tìm hiểu trước ngay tại nhà. 

Quý phụ huynh và học sinh tham có thể tham khảo Khóa học Online Học Tốt Hóa học 8 tại HOCMAI do chính cô Ngọc giảng dạy để tự tin bước vào năm học mới, sẵn sàng chinh phục Hóa học. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì. Ngoài ra, các bạn học sinh còn được cô Ngọc chia sẻ những bí kíp học hay, hiệu quả được đúc rút từ hơn 20 năm giảng dạy của cô. 

Bố mẹ và các em tham gia lớp học online cùng cô Ngọc, trang bị đầy đủ kiến thức môn Hóa học 8 tại đây: https://hocmai.link/Tron-bo-kienthuc-Hoahoc8