Bí kíp giúp teen 2k7 “thổi bay” nỗi sợ môn Ngữ Văn lớp 9

0
7603

“Ngữ văn là môn học đáng sợ với em…” – Đó là tâm sự của bạn Phạm.T.B.Thảo – Học sinh lớp 9 ở Quảng Bình gửi đến cho thầy Nguyễn Phi Hùng. 2k7 hãy cùng nghe lời tâm sự của bạn Thảo cũng như lời tư vấn, giải đáp của thầy Hùng để thoát khỏi nỗi sợ môn Văn nhé.

“Ngữ Văn là một môn đáng sợ!”

Đó là lời mở đầu câu hỏi của bạn Thảo khi bạn có quá nhiều thắc mắc về việc học môn Ngữ Văn và loay hoay không biết làm thế nào để học tốt môn học này trong thời điểm phải học trực tuyến tại nhà như hiện nay. Thấu hiểu những tâm sự của bạn Thảo cũng như nhiều bạn học sinh khác, thầy Nguyễn Phi Hùng nhận định: “Đây không chỉ là cảm nhận của riêng bạn Thảo đối với môn Văn, mà còn là cảm nhận của rất nhiều các bạn học sinh khác”.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, học trực tuyến được nhiều tỉnh thành xác định là phương pháp dạy học ổn định trong năm học 2021 – 2022. Tuy nhiên bản thân hình thức này vẫn có những hạn chế nhất định như: sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò ít hơn, chất lượng buổi học bị phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường truyền mạng hay kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ của giáo viên,…

Quả thực, có rất nhiều lí do để một bạn học sinh sợ và chán môn Ngữ văn. Nào là viết thế nào đi chăng nữa cũng chẳng thấy hay. Nào là đọc đi đọc lại văn bản mà vẫn chẳng hiểu ý tác giả muốn nói gì. Đến giờ văn, nghe cô giảng thì chỉ cảm thấy buồn ngủ. Chẳng biết dùng từ nào cho hay, chẳng biết viết thế nào cho đúng,…. Hàng lọạt những điều chán nản ấy khiến chúng ta hình thành suy nghĩ: “Thôi thì chép văn học tốt rồi học thuộc tất những điều cô giảng cho nhanh!”. Sai lầm thêm sai lầm, tình cảm đối với môn Ngữ Văn vốn dĩ đã không được “dạt dào”, nay lại tắt ngúm bởi cách học sai nghiêm trọng. Chính vì thế mà chán càng thêm chán, sợ càng thêm sợ.

Thêm vào đó, với đặc thù môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật nên việc học môn Ngữ văn bằng hình thức học trực tuyến còn có thêm một số trở ngại khác như: khó truyền cảm hứng cho học sinh qua ánh mắt, nụ cười, ngữ điệu lời giảng; bài giảng có thể bị ngắt quãng do bị mất kết nối khiến thầy và trò giảm hứng thú đối với bài học hay học sinh không kịp theo dõi và ghi chép nội dung giáo viên truyền tải. Chính điều này là khó khăn thách thức lớn với các bạn học sinh lớp 9, bởi ở năm học cuối cấp các em cần trang bị lượng kiến thức đồ sộ để chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp vô cùng quan trọng.

Có cách nào giúp “đánh bay” nỗi sợ môn Văn?

Để giúp các bạn học sinh “đánh bay” nỗi sợ môn Ngữ Văn cũng như khắc phục tình trang học kém Văn, thầy Nguyễn Phi Hùng đưa ra lời khuyên như sau:

Tự tạo niềm vui thích với môn Văn: Môn Ngữ Văn khiến nhiều bạn có cảm giác ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở các bạn tiến bộ. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý…khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được. Hãy tạo cho mình niềm hứng khởi với môn học bằng cách chăm chỉ đọc và viết hơn. Ngoài ra, Thầy Hùng nói rằng “Đôi khi, chúng ta yêu thích môn văn vì cách dạy của thầy cô này truyền cho mình cảm hứng học”. Bởi vậy, các bạn cũng có thể tham khảo tham khảo thêm phương pháp giảng dạy của nhiều thầy cô khác nhau như các thầy cô giảng dạy online. Đó cũng là một cách truyền cho bạn cảm hứng học môn Văn.

Tránh học tủ, học vẹt: Toàn bộ chương trình học và ôn thi có hơn 30 tác phẩm. Việc học vẹt, học tủ một vài tác phẩm dễ gây ra tình trạng “tủ đè”. Bởi vậy, thầy Hùng khuyên chúng ta nên có cách học, cách nhớ phù hợp: “Chúng ta có thể gói các tác phẩm lại thành từng chuyên đề, thành từng nhóm các tác phẩm. Mỗi tác phẩm sau khi học xong cần khái quát hóa thành sơ đồ ý để hỏi đến tác phẩm nào, vấn đề gì là mình nhớ ra ngay”. Thầy khẳng định: “Nhiều người bảo rằng môn Văn là môn học thuộc, nhưng đối với thầy thì không phải vậy. Về phần nội dung hay phần phân tích nhân vật, mình hoàn toàn có thể hiểu ý và phân tích theo ý hiểu của mình được”.

Trau dồi kiến thức nền: Việc kiến thức nền bị hổng thì dĩ nhiên việc cần làm chính là trau dồi kiến thức rồi. Thầy Hùng đưa ra lời khuyên: “Các bạn cần lập cho mình một lộ trình ôn thi thật khoa học để việc ôn để mình không bị rối, cuống và tự tin cho mỗi giai đoạn. Thông thường chúng ta sẽ ôn theo 3 giai đoạn: Học chắc kiến thức cơ bản – Ôn luyện theo từng chuyên đề, nhóm bài để hệ thống hóa kiến thức – Cuối cùng là luyện đề và dành thời gian ôn lại vòng 2. Giai đoạn 1 và 2 thường được cái bạn học gối nhau. Để đến tháng 3 năm sau, các bạn có thể bắt đầu ôn lần 2 và luyện đề”.

Lộ trình ôn luyện Ngữ Văn mà thầy Nguyễn Phi Hùng đưa ra cũng chính là lộ trình ôn luyện mà HOCMAI đã vạch ra cho các bạn học sinh trong Chương trình HM10 Toàn diện Đây là phương pháp giúp thúc đẩy khả năng tư duy, hiểu sâu bài hơn của các bạn học sinh dành riêng cho các bạn lớp 9. Với lộ trình học vô cùng bài bản: Học tốt kiến thức nên lớp 9 – Tổng ôn kiến thức theo từng chuyên đề – Luyện đề, các bạn học sinh sẽ nắm chắc kiến thức cơ bản 9 sau đó ôn luyện các dạng bài để nắm được cách làm bài và tự luyện cho mình cách giải đề thi khi bước vào kì thi vào 10 vô cùng quan trọng sắp tới.

Hãy cùng thầy Nguyễn Phi Hùng và Chương trình HM10 Toàn diện “đánh bay” nỗi sợ học Ngữ Văn! Tự tin bước vào kì thi vào 10!

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021 – 2022

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Trang bị và ôn tập toàn diện kiến thức, luyện chiến thuật làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi vào 10.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh học tập an toàn trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.