Khác với những môn học khác, Tiếng Anh không yêu cầu học sinh phải hiểu hết toàn bộ nội dung kiến thức mới chọn được đáp án đúng. Cùng thầy Nguyễn Trung Nguyên – giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI tìm hiểu chiến lược làm bài, những thủ thuật giúp bạn nâng cao điểm số trong các bài thi Tiếng Anh nhé!
Chiến lược làm bài thi Tiếng Anh
Phần lớn học sinh có điểm thi kém môn Tiếng Anh (dưới 6 điểm) là do không biết phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Một sai lầm phổ biến các con hay mắc phải đó là bỏ qua những câu hỏi dễ và tập trung nhiều thời gian cho những câu khó.
Thay vì bắt đầu làm bài ngay khi nhận được đề, học sinh nên dành ra 2 phút để đọc lướt toàn bộ đề, nắm được số lượng câu hỏi, phần kiến thức dễ và khó. Học sinh nên dành 30-40 giây/câu cho các câu thuộc kiến thức cơ bản như trọng âm, phát âm, chọn câu đúng, tình huống giao tiếp,…Với các dạng như sửa lỗi sai, tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa, viết lại câu, kết hợp câu, học sinh nên dành từ 45 giây – 1 phút cho 1 câu.
Học sinh có thể dành thời gian lâu hơn một chút để làm. Tuy nhiên, nếu quá thời gian này mà vẫn không tìm ra đáp án thì nên bỏ qua, đánh dấu lại và giải quyết các câu hỏi khác (các câu vận dụng thấp – vận dụng cao).
Với dạng bài trắc nghiệm, thầy Nguyên nhấn mạnh học sinh nên dành ⅔ thời gian để làm những câu chắc chắn đúng và ⅓ thời gian cho những câu còn lại.
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Đối với phần đọc hiểu, đây là phần quan trọng, chiếm số điểm tương đối lớn và thí sinh nên dành thời gian để đọc đề bài. Nguyên tắc để làm bài đọc hiểu là 7-10-13. Tức là 7 phút cho bài reading multiple choice (câu hỏi nhiều lựa chọn); 10 phút cho bài reading comprehension (đọc hiểu) mức độ dễ và 13 phút cho bài đọc hiểu mức độ vận dụng cao còn lại.
>>> Tham khảo thêm kiến thức bổ ích qua bài giảng học thử của thầy Trung Nguyên tại đây <<<
“Thủ thuật” để nâng cao điểm số bài thi
Dạng bài trắc nghiệm
Có 3 nhóm đáp án thường gặp trong 1 câu của đề thi Tiếng Anh là đáp án đúng (chỉ có 1); đáp án sai hoàn toàn (thường chỉ có 1 và dễ xác định); đáp án sai đánh lạc hướng ((Thường có 2 hoặc hơn, có những đặc điểm dễ làm cho thí sinh tưởng là đáp án đúng).
Do đó, với một câu trắc nghiệm chưa chắc chắn, các con nên sử dụng phương pháp loại trừ để loại bỏ ngay những phương án sai hoàn toàn, giúp tăng tỉ lệ chọn được câu đúng.
Một điểm khác cần ghi nhớ khi làm dạng bài trắc nghiệm đó là không bỏ sót bất cứ một câu nào.
Dạng bài đọc hiểu
Bước đầu để làm dạng bài đọc hiểu đó là nhận diện đoạn văn. Mỗi đoạn văn được cung cấp trong đề thi đều viết dưới dạng diễn dịch – bố cục đoạn văn trình bày theo chủ đề (Topic), luận điểm (Main ideas), luận cứ, dẫn chứng (Supporting ideas). Khi hiểu bố cục của bài đoạn, chúng ta dễ dàng tìm được thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi.
Bước tiếp theo cần làm đó là nhận diện câu hỏi. Câu hỏi trong phần đọc hiểu chia thành 2 nhóm chính là câu hỏi tổng quan và câu hỏi chi tiết.
Câu hỏi tổng quan (General questions) gồm 1, 2 câu với nội dung về chủ đề của đoạn văn.
Ví dụ: “What is the problem with the traffic?” Hoặc “Why does the writer give that idea?” Hoặc “What is the purpose of this article?”
Câu hỏi chi tiết (Detail questions) gồm 3, 4 câu, thường hỏi về thông tin chứa trong đoạn văn; tìm từ đồng nghĩa với từ được in đậm hoặc chọn đáp án để hoàn thành các câu câu hỏi.
Ví dụ: “What does… mean?”; “Why does the people want to dress nicely on the holiday?”; “Travellers should …” hoặc “The word ‘Subway’ can be best replaced by …”.
Sau khi nhận diện được câu hỏi và đoạn văn, chúng ta có thể có bảng đối chiếu như sau:
Học sinh thực hiện theo các bước dưới đây để nắm trọn điểm dạng bài đọc hiểu:
Bước 1: Đọc câu hỏi và phát hiện những từ khóa (key words). Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cố gắng dịch hoặc tìm các từ khóa (thường là danh từ – động từ – tính từ) trong câu.
Bước 2: Dựa vào những từ khóa đã tìm, đối chiếu với đoạn văn để xác định vị trí thông tin mà cần thiết.
Ở phần này, học sinh thường mắc sai lầm là cố gắng dịch toàn bộ đoạn văn sang tiếng Việt nên mất nhiều thời gian, dẫn đến không kịp hoàn thành các câu hỏi dạng bài khác.
Để khắc phục, học sinh cần đọc nhanh những dòng đầu, nắm bắt ý của toàn bài. Tiếp đó, dựa vào key words đã tìm được ở từng câu hỏi, đối chiếu với đoạn văn để xác định vị trí thông tin của của câu hỏi đó. Cuối cùng, dịch đoạn văn (khoảng 1-2 câu trước và 1-2 câu sau key words đó) và lựa chọn đáp án đúng nhất.
Trên đây là những chia sẻ của thầy Nguyên về chiến lược làm bài và những thủ thuật giúp học sinh đạt điểm cao trong bài thi môn Tiếng Anh. Bên cạnh đó, để thuần thục các kỹ năng làm bài, học sinh nên dành thời gian để luyện đề.
>>> Ôn thi học kì I với bài giảng học thử môn Tiếng Anh miễn phí của thầy Nguyên tại đây<<<
Phụ huynh và học sinh cùng tham khảo Chương trình Học tốt 2021- 2022 với hệ thống bài giảng khoa học và kho bài tập, đề thi phong phú, đa dạng. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi qua nhiều năm, các bạn học sinh hoàn toàn yên tâm vì các thầy cô sẽ giúp định hướng lộ trình học tập và ôn luyện cụ thể, tạo bước chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng bứt phá trong mọi kỳ thi.
>>> Nhận tư vấn lộ trình học và học thử miễn phí tại đây <<<
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2021-2022
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí. |