Chương trình mới lớp 10 – Những điều phụ huynh, học sinh cần biết

0
131855

Từ năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 10 sẽ chính thức học sách giáo khoa mới theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Vì vậy phụ huynh, học sinh chuẩn bị lên lớp 10 cần nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề này, đồng thời chủ động chuẩn bị sớm để tránh hoang mang và nhanh chóng thích nghi khi bước vào năm học đầu cấp. 

>>>Tham khảo ngay khóa học chuẩn chương trình mới của Bộ GD&ĐT tại đây<<<

Mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông mới

Chương trình GDPT mới 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Trong đó, Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Mục tiêu cốt lõi của chương trình GDPT 2018 là giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trong đó những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Hiện tại, Bộ GD&ĐT áp dụng chương trình mới dành cho 2 khối là lớp 6 và lớp 10 trên địa bàn toàn quốc.

Tham khảo ngay: Chương trình mới lớp 6

Những điểm khác biệt của chương trình mới so với chương trình hiện hành

Các môn học lớp 10 chương trình mới

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới cụ thể là chương trình mới lớp 10 được triển khai bắt đầu từ năm học 2022-2023. Theo đó, các em học sinh sẽ không bắt buộc phải học tất cả các môn như chương trình cũ mà trong phân môn lớp 10 chỉ còn phải học 8 môn bắt buộc và các em được lựa chọn thêm các môn học không bắt buộc trong chương trình học.

Các môn học bắt buộc bao gồm có:

  • Môn Ngữ văn,
  • Môn Toán,
  • Môn Ngoại ngữ 1,
  • Môn Giáo dục thể chất,
  • Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh,
  • Hoạt động trải nghiệm,
  • Hoạt động hướng nghiệp,
  • Hoạt động giáo dục của địa phương
  • Môn Lịch sử.

Các môn học mà các em học sinh được lựa chọn được chia thành 3 nhóm bao gồm:

  • Nhóm môn khoa học xã hội:
    + Môn Lịch sử
    + Môn Địa lý
    + Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật
  • Nhóm môn khoa học tự nhiên gồm
    + Môn Vật lý
    + Môn Hoá học
    + Môn Sinh học
  • Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật gồm
    + Môn Công nghệ,
    + Môn Tin học,
    + Bộ môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)

Các em học sinh có quyền tự do lựa chọn tổ hợp 5 môn học từ 3 nhóm môn học được liệt kê ở trên. Tuy nhiên, mỗi nhóm môn các em phải chọn ít nhất 1 môn học.

Thay đổi về Sách giáo khoa

Để thực hiện cũng như cụ thể hóa mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã đề ra chủ trương “Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”. Vì vậy phụ huynh và học sinh cần hiểu đúng về vai trò của SGK trong chương trình mới, cần hiểu rằng SGK chỉ là tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học, trong khi đó chương trình mới là pháp lệnh.

Sách giáo khoa lớp 10 năm học 2022-2023 sẽ thay đổi so với hiện hành. Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 44 đầu sách giáo khoa lớp 10 thuộc 3 bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều.

Học sinh sẽ học sách giáo khoa mới với nhiều bộ từ các nhà xuất bản khác nhau chứ không thống nhất chỉ 1 bộ sách giáo khoa như trước đây.

Phụ huynh và học sinh chuẩn bị lên lớp 10 có thể tìm hiểu trước về chương trình học và nội dung các môn học của 3 bộ sách giáo khoa này tại website https://taphuan.nxbgd.vn/ và website https://sachcanhdieu.com/ để nắm được thông tin chi tiết.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài viết: Những thay đổi trong chương trình lớp 10 mới để có thể nắm được tổng quan các kiến thức các môn học trong chương trình mới.

Danh mục sách lớp 10 chương trình mới

Tên sách giáo khoa Thông tin sách
Sách Ngữ văn 10, Tập một
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tác giả Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Tác giả Phan Huy Dũng (Chủ biên), Tác giả Trần Ngọc Hiếu, Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh, Tác giả Đặng Lưu, Tác giả Hà Văn Minh, Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh. Tác giả Nguyễn Thị Nương, Tác giả Đỗ Hải Phong
Ngữ văn 10, Tập hai
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tác giả Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Tác giả Phan Huy Dũng (Chủ biên), Tác giả Trần Ngọc Hiếu, Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh, Tác giả Đặng Lưu, Tác giả Hà Văn Minh, Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh, Tác giả Nguyễn Thị Nương, Tác giả Đỗ Hải Phong
Chuyên đề học tập Ngữ văn 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tác giả Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên),Tác giả Phan Huy Dũng (Chủ biên), Tác giả Trần Ngọc Hiếu,Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh, Tác giả Đặng Lưu, Tác giả Trần Hạnh Mai, Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh, Tác giả Đỗ Hải Phong, Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân
Ngữ văn 10, Tập một
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lã Nhâm Thìn, Tác giả Đỗ Ngọc Thống (Đồng Tổng Chủ biên), Tác giả Vũ Thanh (Chủ biên), Tác giả Bùi Minh Đức, Tác giả Phạm Thị Thu Hương, Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh, Tác giả Trần Văn Sáng
Ngữ văn 10, Tập hai
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lã Nhâm Thìn, Tác giả Đỗ Ngọc Thống (Đồng Tổng Chủ biên), Tác giả Vũ Thanh (Chủ biên), Tác giả Bùi Minh Đức, Tác giả Phạm Thị Thu Hương, Tác giả Trần Văn Sáng, Tác giả Nguyễn Văn Thuấn
Chuyên đề học tập Ngữ Văn 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lã Nhâm Thìn, Tác giả Đỗ Ngọc Thống (Đồng Tổng Chủ biên), Tác giả Vũ Thanh (Chủ biên), Tác giả Bùi Minh Đức, Tác giả Phạm Thị Thu Hương
Toán 10, Tập một
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Tác giả Cung Thế Anh, Tác giả Trần Văn Tấn, Tác giả Đặng Hùng Thắng (Đồng Chủ biên), Tác giả Hạ Vũ Anh, Tác giả Trần Mạnh Cường, Tác giả Phan Thị Hà Dương, Tác giả Nguyễn Đạt Đăng, Tác giả Phạm Hoàng Hà, Tác giả Đặng Đình Hanh, Tác giả Phan Thanh Hồng, Tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn, Tác giả Dương Anh Tuấn, Tác giả Nguyễn Chu Gia Vượng
Toán 10, Tập hai
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Tác giả Cung Thế Anh, Tác giả Trần Văn Tấn, Tác giả Đặng Hùng Thắng (Đồng Chủ biên), Tác giả Hạ Vũ Anh, Tác giả Trần Mạnh Cường, Tác giả Phan Thị Hà Dương, Tác giả Nguyễn Đạt Đăng, Tác giả Phạm Hoàng Hà, Tác giả Đặng Đình Hanh, Tác giả Phan Thanh Hồng, Tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn, Tác giả Dương Anh Tuấn, Tác giả Nguyễn Chu Gia Vượng
Chuyên đề học tập Toán 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Tác giả Cung Thế Anh, Tác giả Trần Văn Tấn (Đồng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Đạt Đăng, Tác giả Phạm Hoàng Hà, Tác giả Đặng Đình Hanh, Tác giả Dương Anh Tuấn, Tác giả Nguyễn Chu Gia Vượng
Toán 10, Tập một
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Phạm Xuân Chung, Tác giả Nguyễn Sơn Hà, Tác giả Nguyễn Thị Phương Loan, Tác giả Phạm Sỹ Nam, Tác giả Phạm Minh Phương, Tác giả Phạm Hoàng Quân
Toán 10, Tập hai
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Phạm Xuân Chung, Tác giả Nguyễn Sơn Hà, Tác giả Nguyễn Thị Phương Loan, Tác giả Phạm Sỹ Nam, Tác giả Phạm Minh Phương, Tác giả Phạm Hoàng Quân
Chuyên đề học tập Toán 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Phạm Xuân Chung, Tác giả Nguyễn Sơn Hà, Tác giả Nguyễn Thị Phương Loan, Tác giả Phạm Sỹ Nam, Tác giả Phạm Minh Phương, Tác giả Phạm Hoàng Quân
Tiếng Anh 10 Global Success
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Tác giả Hoàng Thị Xuân Hoa (Chủ biên), Tác giả Chu Quang Bình, Tác giả Vũ Hải Hà, Tác giả Hoàng Thị Hồng Hải, Tác giả Kiều Thị Thu Hương, Tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng
Tiếng Anh 10 Friends Global
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Vũ Mỹ Lan (Chủ biên), Tác giả Huỳnh Đông Hải, Tác giả Nguyễn Thúy Liên, Tác giả Huỳnh Ngọc Thùy Trang, Tác giả Trần Thụy Thùy Trinh
Tiếng Anh 10 THiNK
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Trương Thị Thanh Hoa (Chủ biên), Tác giả Cao Hồng Phát, Tác giả Đoàn Thanh Phương, Tác giả Bùi Thị Phương Thảo, Tác giả Lê Thùy Trang
Tiếng Anh 10 English Discovery
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Tác giả Cao Thúy Hồng, Tác giả Nguyễn Thu Hiền
Tiếng Anh 10 Macmillan Move On
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh
Tác giả Hoàng Tăng Đức (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thúy Lan (Chủ biên), Tác giả Cấn Thị Chang Duyên, Tác giả Hoàng Thùy Hương
Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thanh Bình (Tổng Chủ Biên), Tác giả Đinh Trần Hạnh Nguyên (Chủ biên), Tác giả Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Tác giả Nguyễn Thị Xuân Lan, Tác giả Đào Xuân Phương Trang, Tác giả Lê Nguyễn Như Anh
Tiếng Anh 10 Bright
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Tiếng Anh 10 i-Learn Smart World
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Tác giả Đặng Đỗ Thiên Thanh, Tác giả Lê Thị Tuyết Minh, Tác giả Huỳnh Tuyết Mai, Tác giả Nguyễn Thụy Uyên Sa
Tiếng Anh 10 C21-Smart
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Tác giả Quản Lê Duy, Tác giả Trần Thị Minh Phượng, Tác giả Trịnh Quốc Anh
Giáo dục thể chất 10: Cầu lông
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Tác giả Ngô Việt Hoàn (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Hữu Bính, Tác giả Mai Thị Ngoãn, Tác giả Trần Văn Vinh
Giáo dục thể chất 10: Bóng đá
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Tác giả Hồ Đắc Sơn (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị Hà, Tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải, Tác giả Trần Ngọc Minh, Tác giả Nguyễn Duy Tuyến
Giáo dục thể chất 10: Bóng chuyền
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Trịnh Hữu Lộc (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Văn Hùng (Chủ biên), Tác giả Phạm Thị Lệ Hằng
Giáo dục thể chất 10: Bóng rổ
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Trịnh Hữu Lộc (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Văn Hùng (Chủ biên), Tác giả Phạm Thị Lệ Hằng, Tác giả Nguyễn Trần Phúc, Tác giả Đặng Hà Việt
Giáo dục thể chất 10: Bóng đá
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Tác giả Đinh Quang Ngọc (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Đức Anh, Tác giả Nguyễn Văn Thành, Tác giả Đinh Thị Mai Anh
Giáo dục thể chất 10: Đá cầu
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Tác giả Đinh Quang Ngọc (Chủ biên), Tác giả Mai Thị Bích Ngọc, Tác giả Mạc Xuân Tùng, Tác giả Đinh Thị Mai Anh
Giáo dục thể chất 10: Bóng rổ
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Tác giả Đinh Quang Ngọc (Chủ biên), Tác giả Đinh Thị Mai Anh
Giáo dục thể chất 10: Cầu lông
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Tác giả Đinh Quang Ngọc (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Văn Đức, Tác giả Nguyễn Văn Thạch, Tác giả Đinh Thị Mai Anh
Lịch sử 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt), Tác giả Phạm Hồng Tung (Tổng Chủ biên cấp THPT kiêm Chủ biên), Tác giả Nguyễn Nhật Linh, Tác giả Phạm Văn Lợi, Tác giả Vũ Văn Quân, Tác giả Đặng Hồng Sơn, Tác giả Phạm Văn Thủy, Tác giả Trần Thị Vinh
Chuyên đề học tập Lịch sử 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên xuyên suốt), Tác giả Phạm Hồng Tung (Tổng Chủ biên cấp THPT kiêm Chủ biên), Tác giả Trương Thị Bích Hạnh, Tác giả Vũ Thị Phụng
Lịch sử 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Văn Ninh (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình, Tác giả Nguyễn Thu Hiền, Tác giả Tống Thị Quỳnh Hương, Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng
Chuyên đề học tập Lịch sử 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Văn Ninh (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình, Tác giả Nguyễn Văn Dũng, Tác giả Nguyễn Thu Hiền
Địa lí 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên), Tác giả Lê Huỳnh, Tác giả Nguyễn Việt Khôi (Đồng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Đình Cử, Tác giả Vũ Thị Hằng, Tác giả Trần Thị Hồng Mai, Tác giả Nguyễn Phương Thảo
Chuyên đề học tập Địa lí 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả Lê Huỳnh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Nguyễn Đình Cử, Tác giả Đặng Tiên Dung, Tác giả Đào Ngọc Hùng
Địa lí 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Lê Thông (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Đức Vũ, Tác giả Nguyễn Quyết Chiến, Tác giả Vũ Thị Mai Hương, Tác giả Nguyễn Thị Trang Thanh, Tác giả Lê Mỹ Dung
Chuyên đề học tập Địa lí 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Lê Thông (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Quyết Chiến, Tác giả Vũ Thị Mai Hương, Tác giả Nguyễn Thị Trang Thanh.
Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Trần Thị Mai Phương (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Hà An, Tác giả Phạm Thị Kim Dung, Tác giả Nguyễn Thị Toan
Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Trần Thị Mai Phương (Chủ biên), Tác giả Phạm Thị Kim Dung, Tác giả Nguyễn Thị Toan
Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Việt Thắng (Chủ biên), Tác giả Phạm Thị Hồng Điệp, Tác giả Dương Thị Thúy Nga, Tác giả Trần Thị Diệu Oanh, Tác giả Nguyễn Nhật Tân, Tác giả Trần Văn Thắng, Tác giả Hoàng Thị Thinh, Tác giả Hoàng Thị Thuận
Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Việt Thắng (Chủ biên), Tác giả Phạm Thị Hồng Điệp, Tác giả Dương Thị Thúy Nga, Tác giả Trần Thị Diệu Oanh, Tác giả Nguyễn Nhật Tân, Tác giả Trần Văn Thắng, Tác giả Hoàng Thị Thinh, Tác giả Hoàng Thị Thuận
Vật lí 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Tác giả Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Tác giả Phạm Kim Chung, Tác giả Tô Giang,Tác giả Nguyễn Xuân Quang, Tác giả Nguyễn Văn Thụ
Chuyên đề học tập Vật lí 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Quang Báu (Chủ biên), Tác giả Phạm Kim Chung, Tác giả Đặng Thanh Hải
Vật lí 10 (Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Nguyễn Văn Khánh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Lê Đức Ánh, Tác giả Đào Tuấn Đạt, Tác giả Cao Tiến Khoa, Tác giả Đoàn Thị Hải Quỳnh, Tác giả Trần Bá Trình, Tác giả Trương Anh Tuấn
Chuyên đề học tập Vật lí 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Nguyễn Văn Khánh (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Lê Đức Ánh, Tác giả Đoàn Thị Hải Quỳnh, Tác giả Trần Bá Trình
Hoá học 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lê Kim Long (Tổng Chủ biên), Tác giả Đặng Xuân Thư (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thu Hà, Tác giả Lê Thị Hồng Hải, Tác giả Nguyễn Văn Hải, Tác giả Lê Trọng Huyền, Tác giả Vũ Anh Tuấn
Chuyên đề học tập Hoá học 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lê Kim Long (Tổng Chủ biên), Tác giả Đặng Xuân Thư (Chủ biên), Tác giả Ngô Tuấn Cường, Tác giả Nguyễn Văn Hải, Tác giả Vũ Anh Tuấn
Hoá học 10 (Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Trần Thành Huế (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Ngọc Hà (Chủ biên), Tác giả Dương Bá Vũ
Chuyên đề học tập Hoá học 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Trần Thành Huế (Tổng chủ biên), Tác giả Nguyễn Ngọc Hà
Sinh học 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Phạm Văn Lập (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Bùi Thị Việt Hà, Tác giả Đinh Đoàn Long, Tác giả Nguyễn Thị Quyên, Tác giả Nguyễn Lai Thành
Chuyên đề học tập Sinh học 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Phạm Văn Lập (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Phạm Thị Hương, Tác giả Dương Minh Lam
Sinh học 10 (Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Tác giả Đinh Quang Báo (Chủ biên), Tác giả Lê Thị Phương Hoa, Tác giả Ngô Văn Hưng, Tác giả Trần Thị Thúy, Tác giả Đoàn Văn Thược
Chuyên đề học tập Sinh học 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Tác giả Đinh Quang Báo (Chủ biên), Tác giả Phan Duệ Thanh, Tác giả Trần Thị Thúy, Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân
Tin học 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Phạm Thế Long (Tổng Chủ biên), Tác giả Đào Kiến Quốc (Chủ biên), Tác giả Bùi Việt Hà, Tác giả Lê Chí Ngọc, Tác giả Lê Kim Thư
Chuyên đề học tập Tin học 10: Khoa học máy tính
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Phạm Thế Long (Tổng Chủ biên), Tác giả Bùi Việt Hà (Chủ biên), Tác giả Lê Việt Thành, Tác giả Trương Võ Hữu Thiên
Chuyên đề học tập Tin học 10: Tin học ứng dụng
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Phạm Thế Long (Tổng Chủ biên), Tác giả Đào Kiến Quốc (Chủ biên), Tác giả Dương Quỳnh Nga, Tác giả Đặng Bích Việt
Tin học 10 (Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Tác giả Hồ Cẩm Hà (Chủ biên), Tác giả Đỗ Đức Đông, Tác giả Nguyễn Đình Hóa, Tác giả Lê Minh Hoàng, Tác giả Nguyễn Thế Lộc, Tác giả Nguyễn Chí Trung, Tác giả Nguyễn Thanh Tùng
Chuyên đề học tập Tin học 10: Khoa học máy tính
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thanh Thủy (Chủ Biên), Tác giả Hoàng Vân Đông, Tác giả Trần Quốc Long
Chuyên đề học tập Tin học 10: Tin học ứng dụng
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Tác giả Hồ Cẩm Hà (Chủ biên), Tác giả Phạm Đăng Hải, Tác giả Nguyễn Thanh Tùng
Âm nhạc 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Phạm Phương Hoa (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Phạm Xuân Cung, Tác giả Trần Thị Thu Hà, Tác giả Nguyễn Đỗ Hiệp,Tác giả Nguyễn Quang Tùng
Chuyên đề học tập Âm nhạc 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Phạm Phương Hoa (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Phạm Xuân Cung, Tác giả Nguyễn Đỗ Hiệp
Âm nhạc 10 (Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Hoàng Hậu (Tổng Chủ biên), Tác giả Tạ Hoàng Mai Anh (Chủ biên), Tác giả Hoàng Hoa, Tác giả Đỗ Thanh Hiên
Chuyên đề học tập Âm nhạc 10
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Hoàng Hậu (Tổng Chủ biên), Tác giả Tạ Hoàng Mai Anh (Chủ biên), Tác giả Hoàng Hoa, Tác giả Đỗ Thanh Hiên
Mĩ thuật 10: Hội họa
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Lê Trần Hậu Anh
Mĩ thuật 10: Kiến trúc
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Vũ Hồng Cương, Tác giả Trần Ngọc Thanh Trang
Mĩ thuật 10:
Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Vũ Quốc Khánh
Mĩ thuật 10:
Lí luận và lịch sử mĩ thuật
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Đào Thị Thúy Anh, Tác giả Trịnh Văn Sinh
Mĩ thuật 10:
Đồ họa tranh in
(Kết nối trí thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị May, Tác giả Hoàng Minh Phúc
Mĩ thuật 10:
Điêu khắc
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Đinh Gia Lê
Mĩ thuật 10:
Thiết kế thời trang
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Lê Thị Hà, Tác giả Lê Nguyễn Kiều Trang
Mĩ thuật 10:
Thiết kế đồ họa
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Vương Quốc Chính
Mĩ thuật 10:
Thiết kế công nghiệp
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên),Tác giả Đỗ Đình Tuyến
Mĩ thuật 10:
Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Tác giả Phạm Duy Anh (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Hữu Phần, Tác giả Trần Thanh Việt
Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị May
Công nghệ 10: Thiết kế và công nghệ
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tác giả Đặng Thị Thu Hà, Tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Tác giả Phạm Văn Sơn, Tác giả Võ Thị Như Uyên
Chuyên đề học tập Công nghệ 10: Thiết kế và công nghệ
(Kết nối tri thức với cuộc, sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Quốc Cường (Chủ biên), Tác giả Phạm Văn Sơn
Công nghệ 10: Công nghệ trồng trọt
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Tác giả Đồng Huy Giới (Chủ biên), Tác giả Lê Ngọc Anh, Tác giả Nguyễn Anh Đức, Tác giả Bùi Thị Thu Hương, Tác giả Vũ Văn Liết, Tác giả Nguyễn Ích Tân, Tác giả Bùi Ngọc Tấn
Chuyên đề học tập Công nghệ 10: Công nghệ trồng trọt
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Tác giả Đồng Huy Giới (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Tác giả Bùi Thị Thu Hương, Tác giả Bùi Ngọc Tấn
Công nghệ 10: Thiết kế và công nghệ
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Trọng Khanh (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thế Công (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Trọng Doanh, Tác giả Ngô Văn Thanh, Tác giả Tổng Ngọc Tuấn, Tác giả Chu Văn Vượng
Chuyên đề học tập Công nghệ 10: Thiết kế và công nghệ
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Trọng Khanh (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thế Công (Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thị Mai Lan, Tác giả Ngô Văn Thanh, Tác giả Nguyễn Cẩm Thanh, Tác giả Chu Văn Vượng
Công nghệ 10: Công nghệ trồng trọt
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Tất Thắng (Tổng Chủ biên), Tác giả Trần Thị Minh Hằng (Chủ biên), Tác giả Vũ Thanh Hải, Tác giả Nguyễn Công Ước, Tác giả Bùi Thị Hải Yến
Chuyên đề học tập Công nghệ 10: Công nghệ trồng trọt
(Cánh Diều)
Nhà xuất bản Đại học Huế
Tác giả Nguyễn Tất Thắng (Tổng Chủ biên), Tác giả Trần Thị Minh Hằng (Chủ biên), Tác giả Vũ Thanh Hải, Tác giả Bùi Thị Hải Yến
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên),Tác giả Lê Văn Cầu, Tác giả Trần Thị Tố Oanh, Tác giả Trần Thị Thu
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
(Chân trời sáng tạo 1)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa, Tác giả Vũ Quang Tuyên (Đồng Tổng Chủ biên), Tác giả Vũ Phương Liên, Tác giả Cao Thị Châu Thủy (Đồng Chủ biên), Tác giả Nguyễn Hồng Kiên, Tác giả Lại Thị Yến Ngọc, Tác giả Đỗ Phú Trần Tình

 

Tham khảo ngay HOCMAI TOPCLASS – Giải pháp giúp học sinh 2k8 bứt phá điểm 9, 10 – Tự tin đứng Top lớp

Thay đổi về môn học: Học sinh sẽ học ít môn hơn và được lựa chọn theo năng khiếu, sở thích của mình.

Ở chương trình hiện hành, học sinh phải học 17 môn và hoạt động giáo dục (tính cả môn tự chọn là 18). Với chương trình mới, học sinh sẽ chuyển từ học toàn diện, đều tất cả các môn sang dạy theo định hướng nghề nghiệp, học sinh được chọn một số môn, một số nội dung sao cho phù hợp với sở trường và mong muốn. Đồng nghĩa với việc học sinh sẽ học ít môn hơn.

Theo đó, các em phải học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Bên cạnh đó, các em chọn năm môn lựa chọn khác từ ba nhóm môn (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): 

  • Nhóm Khoa học xã hội gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật. 
  • Nhóm Khoa học tự nhiên gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học.
  • Nhóm Công nghệ và Nghệ thuật gồm: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật – Âm nhạc và Mỹ thuật.

Đây là điểm mới hoàn toàn so với hiện tại, với định hướng nghề nghiệp rất cao. Theo đúng lý thuyết, nếu để học sinh tự lựa chọn, có 108 cách chọn năm môn này. 

Bên cạnh đó, học sinh phải lựa chọn ba cụm chuyên đề sao cho phù hợp với nguyện vọng bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Đây cũng là điểm khác biệt. Cụ thể, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề tạo thành cụm chuyên đề của môn học, nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng kiến thức và kỹ năng thực hành để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Chẳng hạn, Ngữ văn lớp 10 có các chuyên đề Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian; Sân khấu hóa tác phẩm văn học; Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, truyện ngắn hoặc tiểu thuyết.

Ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và lựa chọn trên, chương trình có hai môn tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

Theo giải thích của Bộ GDĐT, môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là môn học mà mọi học sinh đều phải học và hoạt động giáo dục mà mọi học sinh đều phải tham gia.

Môn học lựa chọn là môn học được học sinh chọn theo định hướng nghề nghiệp.

Môn học tự chọn là môn học không bắt buộc, được học sinh chọn theo nguyện vọng.

Về thời lượng giáo dục, mỗi ngày học sinh sẽ học một buổi, mỗi buổi không quá năm tiết, mỗi tiết 45 phút, tương tự hiện nay. Tuy nhiên, chương trình mới cũng khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ. Học sinh sẽ học 29 tiết mỗi tuần trong năm lớp 10, thấp hơn mức 29,5+ theo chương trình hiện hành.

Thay đổi về cách dạy, cách học

Chương trình mới yêu cầu giáo viên và học sinh chuyển từ dạy học “nhồi nhét” nội dung sang dạy tổ chức các hoạt động cho học sinh tự tìm tòi nghiên cứu. Thay vì cảnh tượng quen thuộc, thầy đọc – trò chép khiến học sinh tiếp thu kiến thức 1 chiều, thầy cô sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành trên lớp để học sinh tự tìm hiểu, trao đổi và khám phá kiến thức.

Ví dụ, với môn Ngữ văn, trước đây, chủ yếu dạy theo cách cho học sinh ghi nhớ nội dung tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời… Học sinh chỉ biết mỗi nội dung, nghệ thuật, cái hay của tác phẩm đã học, nhưng khi chuyển sang tác phẩm khác sẽ bị động và không biết cách phân tích, cảm thụ…Còn với một tiết học trong chương trình mới, các em sẽ cùng trao đổi, bàn luận để tìm ra vấn đề. Thông qua bài giảng, giáo viên sẽ hình thành cho học sinh năng lực đọc hiểu, cảm thụ bất cứ tác phẩm hay đơn vị kiến thức nào. Như vậy, giáo viên có thể kiểm tra những năng lực này ở học sinh. Tránh tình trạng học sinh học vẹt, hình thành năng lực để khám phá văn bản không theo cách mình dạy.

Giáo viên sẽ không “khống chế” học sinh trong quá trình tìm hiểu, trao đổi, phát biểu, chấp nhận cả những phát biểu chưa đúng, chưa chính xác. Trên cơ sở đó tiếp tục trao đổi, nhận xét và bổ sung cho học sinh. Học sinh sẽ không bị gò ép theo hướng của giáo viên theo cách dạy trước đây mà sẽ được tự do suy nghĩ, sáng tạo. Giáo viên sẽ chỉ là “chốt chặn” cuối cùng để đảm bảo các em hiểu đúng, hiểu đủ về kiến thức.

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp học sinh biết dùng năng lực để giải quyết bài học, tự đánh giá được năng lực bản thân, biết mình trau dồi kiến thức nào. Thậm chí học sinh có thể tự khám phá ra điều mới mẻ vượt ngoài điều thầy cô dạy. Đây là điểm mới được đánh giá cao, tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu các em cũng cần thay đổi cách học, cần chủ động hơn trong quá trình học và lĩnh hội kiến thức.

Thay đổi về cách kiểm tra, đánh giá

Nếu Chương trình GDPT hiện hành đánh giá kết quả của học sinh ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy, thì Chương trình GDPT mới 2018 đánh giá trong mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. 

Kết quả giáo dục được tính theo các kỳ kiểm tra đánh giá thường xuyênkiểm tra đánh giá định kỳ. 

  • Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên do giáo viên bộ môn lựa chọn thời gian phù hợp, về hình thức được thực hiện thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
  • Việc kiểm tra đánh giá định kỳ cũng sẽ có thay đổi lớn. Trước đây, ở tất cả các môn học có quy định số tiết học trên mỗi tuần, quy định có tuần kiểm tra định kỳ, có tuần kiểm tra học kỳ, kiểm tra học kỳ I thường vào tuần 18, kiểm tra học kỳ II ở tuần 35 của năm học. Nhưng trong chương trình mới, nhà trường có thể linh động sắp xếp thời khóa biểu, thời điểm kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, miễn sao đảm bảo số tiết trong năm học.

Đối với chương trình GDPT mới, phương pháp kiểm tra, đánh giá sẽ đi theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó học sinh sẽ được đánh giá phẩm chất, năng lực dựa trên ngữ cảnh học tập, thực tiễn cuộc sống, hoạt động giáo dục, trải nghiệm, sự tiến bộ của bản thân; thông qua công cụ đánh giá về nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thật. 

Đặc biệt, kết quả đánh giá học sinh ở Chương trình mới phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ học tập hoặc bài tập đã hoàn thành; nếu học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập càng khó, càng phức tạp thì sẽ được coi là có năng lực cao hơn.

Vì vậy, nội dung của các bài kiểm tra cũng sẽ tập trung vào việc đánh giá khả năng liên hệ kiến thức, vận dụng thực tế của học sinh hơn là việc phải học thuộc, học ghi nhớ. Ví dụ, với môn Ngữ văn, thầy cô có thể sử dụng những ngữ liệu ngoài SGK để kiểm tra khả năng cảm thụ, phân tích và mức độ nắm kiến thức của học sinh. Hay với môn Lịch sử, sẽ không nặng phải thuộc con số, sự kiện lịch sử mà chú trọng kiểm tra khả năng trình bày vấn đề lịch sử, vận dụng linh hoạt trong cuộc sống.

Tổng kết

Như vậy, so với chương trình GDPT hiện hành thì chương trình GDPT 2018 có rất nhiều điểm mới, đặc biệt là sẽ có 3 bộ SGK cùng được sử dụng trong giảng dạy thay vì một bộ như chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Theo đó SGK chỉ là tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học, còn chương trình mới là pháp lệnh. Điều này đòi hỏi học sinh phải thay đổi phương pháp học và cách tiếp cận kiến thức theo hướng tư duy mở, chủ động và sáng tạo. 

Chính vì vậy việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức trước khi chuyển cấp lên lớp 10 là vô cùng quan trọng. Học sinh cần sớm làm quen và tiếp cận những cái mới để không bị bỡ ngỡ, từ đó tự tin học tập tốt để phát huy năng lực của bản thân. Để làm được điều này, PH, HS cần nắm bắt đúng và đủ các thông tin liên quan đến chương trình và SGK mới lớp 10. 

Với mong muốn đồng hành cùng học sinh, phụ huynh có con chuẩn bị lên lớp 10 theo chương trình mới, HOCMAI đã thiết kế và xây dựng Giải pháp học tập toàn diện TOPCLASS 10 với hệ thống các khóa học gồm đầy đủ các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí bám sát nội dung chương trình 3 bộ SGK: Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống. Tính đến hiện tại, đây là Chương trình học trực tuyến duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận hợp chuẩn Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT

TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH TOPCLASS

  • Chương trình học trực tuyến DUY NHẤT tại Việt Nam được chứng nhận HỢP CHUẨN Chương trình GDPT 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bám sát chương trình GDPT mới với 3 bộ SGK đã được phê duyệt: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo.
  • Sử dụng hệ thống hình ảnh đồ họa trực quan, sinh động, kích thích sự sáng tạo và niềm say mê học tập của học sinh.
  • Giáo viên 2 miền Bắc – Nam giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ trang bị toàn diện kiến thức căn bản, giúp học sinh đạt được chuẩn đầu ra theo chương trình mới.
  • Hệ thống bài tập tự luyện, đánh giá kiểm tra định kỳ, dịch vụ hỏi đáp hỗ trợ 24/7.

Bên cạnh nội dung bám sát định hướng và yêu cầu của chương trình mới, điểm đặc sắc của khóa học là được đầu tư công phu, kỹ lưỡng về mặt hình ảnh, âm thanh, có sử dụng nhiều yếu tố hoạt họa bắt mắt, thu hút. Các bài giảng được thiết kế khoa học với chu trình 4 bước khoa học: Học – Luyện – Hỏi – Kiểm tra giúp học sinh trang bị kiến thức, luyện tập, ghi nhớ và biết cách vận dụng kiến thức ngay sau khi học xong.

Ngoài ra, đồng hành cùng học sinh là các thầy cô giáo với nhiều năm kinh nghiệm dạy học, trình độ chuyên môn cao và phương pháp giảng dạy sáng tạo chắc chắn sẽ làm tăng hứng thú và yêu thích môn học cho học sinh, giúp các em đạt được điểm số cao trong các bài kiểm tra, bài thi trên trường cũng như tự tin đạt được các yêu cầu về năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình mới.

Phụ huynh quan tâm tới chương trình đăng ký nhận tư vấn và học thử miễn phí TẠI ĐÂY nhé!