Giáo viên tư vấn chiến thuật luyện thi Ngữ văn giai đoạn “nước rút”

0
2498

Ths. Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, người có nhiều năm giảng dạy, ôn luyện và chấm thi tuyển sinh vào 10 đã chia sẻ một số kinh nghiệm giúp học sinh ôn thi môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao trong giai đoạn “nước rút” trong buổi livestream Bứt phá điểm thi vào 10 cùng HOCMAI.

Với học sinh lớp 9, lúc này thời kỳ “nước rút” để ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, rất nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường. Điều này đã tạo ra những áp lực không nhỏ với học sinh cuối cấp.  

Việc phải ngừng đến trường để học trực tuyến và tự ôn tập tại nhà là thách thức, đồng thời cũng chính là cơ hội cho những học sinh có ý thức tự học. Các em sẽ có nhiều thời gian hơn để ôn tập và củng cố kiến thức. Nếu có được phương pháp ôn tập đúng đắn và hiệu quả, các em có thể bứt phá điểm số và tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong khoảng thời gian này

Để ôn tập tốt, các em cùng chú ý 1 số điểm mà cô Trang liệt kê như sau:

Nắm chắc cấu trúc đề thi

Cô Trang cho rằng, để ôn thi giai đoạn nước rút hiệu quả thì trước hết các em học sinh phải nắm được cấu trúc đề thi của các tỉnh, thành phố

Cô Trang tư vấn phương pháp ôn thi hiệu quả giai đoạn nước rút trong buổi livestream “Bứt phá điểm thi vào 10 cùn HOCMAI”
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Cấu trúc chung của đề thi Ngữ văn vào 10 gồm 2 phần: Đọc – hiểu văn bản và tạo lập đoạn văn hoặc bài văn. Mỗi tỉnh thành sẽ có một ma trận ra đề khác nhau. Dù là cấu trúc đề nào thì học sinh cũng cần tập trung vào 3 nội dung là phần Đọc – hiểu văn bản, phần Nghị luận xã hội và phần Nghị luận văn học. 

Đọc hiểu văn bản

Với phần đọc – hiểu văn bản, đề thi thường yêu cầu học sinh trình bày các nội dung liên quan đến: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác; Chỉ ra từ ngữ, câu quan trọng, thành ngữ, điển tích; Chỉ ra biện pháp tu từ, tác dụng, ngôn ngữ, giọng điệu; Giải nghĩa từ, ý nghĩa nhan đề; Ngôi kể, tác dụng, tình huống.

Nghị luận văn học

* Nghị luận về tác phẩm thơ:

Khi học tác phẩm thơ, học sinh cần xác định được các yếu tố sau: Chủ đề của bài thơ, trình tự của mạch cảm xúc, bố cục bài thơ, mắm được những hình ảnh thơ tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật, ngôn từ biểu cảm, nhân vật trữ tình trong thơ, tình cảm của nhân vật trữ tình.

Có 2 dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ học sinh cần lưu ý bao gồm:

  • Dạng 1: Phân tích, nêu cảm nghĩ về đoạn thơ, khổ thơ
    • Xác định vị trí đoạn thơ, nội dung chính của đoạn thơ.
    • Phân tích và chỉ ra những hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật, những ngôn từ biểu cảm được sử dụng. Sau đó phân tích tác dụng của việc bộ lộ tình cảm, cảm xúc thông qua những biện pháp nghệ thuật và ngôn từ đó.
    • Khái quát lại bức tranh hoặc tình cảm tác giả thể hiện trong khổ thơ đó.

Khi học sinh trình bày đầy đủ các bước triển khai luận điểm trên, các bạn sẽ làm bài hiệu quả hơn và không bị sa đà vào những chi tiết vụn vặt. Và quan trọng hơn cả, học sinh có thể phân tích theo đúng đặc trưng của thể loại thơ

  •  Dạng 2: Phân tích một giá trị nội dung hoặc một giá trị nghệ thuật trong tác phẩm thơ
    • Xác định chính xác giá trị nội dung hoặc nghệ thuật đó.
    • Sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, câu thơ trong bài thơ để bộc lộ rõ được giá trị nội dung, nghệ thuật đó.
    • Khái quát lại về giá trị nội dung và nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.

* Nghị luận về tác phẩm truyện

Trong quá trình ôn tập các tác phẩm truyện, học sinh cần lưu ý những nội dung: Chủ đề của truyện ngắn., cốt truyện, ngôi kể, tác dụng của ngôi kể, tình huống truyện., nhân vật, chi tiết nghệ thuật: tình tiết trong tác phẩm truyện.

Với phần nghị luận văn học về tác phẩm truyện, cô Trang chỉ ra 2 dạng đề có thể xuất hiện: 

  • Dạng 1: Phân tích, nêu cảm nghĩ về nhân vật trong tác phẩm truyện
    • Giới thiệu về nhân vật, hoàn cảnh xuất thân, lai lịch.
    • Phân tích lời nói, hành động, diễn biến tâm trạng của nhân vật thông qua các tình huống truyện. Từ đó, khái quát tính cách, phẩm chất của nhân vật.
    • Nhận xét khái quát về tính biểu tượng của nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
  • Dạng 2: Phân tích một giá trị nội dung hoặc nghệ thuật trong tác phẩm truyện
    • Xác định giá trị nội dung, nghệ thuật.
    • Triển khai các giá trị đó thành các luận điểm.
    • Tìm dẫn chứng trong tác phẩm để minh chứng.

Nghị luận xã hội

Đối với phần Nghị luận xã hội, có 2 dạng chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc về một hiện tượng đời sống.

Nghị luận về hiện tượng đời sống: Bàn luận, bàn bạc về những hiện tượng xảy ra cụ thể trong đời sống. Có tính cấp bách, gần gũi có ảnh hưởng đến cuộc sống như thực trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ, thực trạng cuồng thần tượng, phong trào tình nguyện, hiến máu nhân đạo, sống xanh,…

Nghị luận về tư tưởng đạo lí: Bàn luận về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử,… Nếu dạng bài nghị luận về hiện tượng đời sống là những vấn đề cụ thể xảy ra trong đời sống, thì dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lý là những vấn đề thuộc phạm vi trừu tượng. Ví dụ như: Phẩm chất của con người: tự trọng, trung thực,…; giá trị tinh thần: lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc,…; Lối sống của con người: vô cảm, thực dụng,…

Theo đó, đề bài có thể đưa ra theo 2 cách:

  • Đề bài trực tiếp: Yêu cầu đề bài được thể hiện rõ trong đề bài.

Ví dụ: Thể hiện suy nghĩ của em về đức tính trung thực, bàn về thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay.

  • Đề bài gián tiếp: Đưa ra một ý kiến, nhận định, danh ngôn, tục ngữ, câu chuyện, bức tranh,… và học sinh sẽ bàn luận về ý kiến đó.

Ví dụ: Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Cách ứng xử là sự phản chiếu nhân cách con người”.

Cô Trang cho biết, xu hướng ra đề bài nghị luận xã hội trong những năm gần đây thường ra theo hướng đề bài gián tiếp. Những kiểu đề bài này sẽ giúp học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân rõ ràng hơn.

Trong giai đoạn ôn thi nước rút, cô Trang lưu ý các bạn học sinh có thể tập trung vào các vấn đề xã hội thường gặp như sau:

  • Hành trang tinh thần của thế hệ trẻ.
  • Lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết,…
  • Các phẩm chất: trung thực, tự trọng, khiêm tốn,…
  • Sống tử tế, đồng cảm chia sẻ,…
  • Các vấn đề mang tính toàn cầu: môi trường sống, giáo dục,…
  • Các hiện tượng, vấn đề mang tính thời sự: tình hình dịch bệnh Covid-19,…

Phụ huynh, học sinh xem thêm về cấu trúc đề thi Ngữ văn vào 10 của từng tỉnh, thành phố trong video dưới đây:

Áp dụng “chiến thuật” luyện thi hiệu quả giai đoạn nước rút

Một phương pháp và kế hoạch luyện thi đúng đắn ở giai đoạn này sẽ giúp học sinh 2k6 tận dụng tối ưu thời gian và công sức, đồng thời giúp các em tiến gần hơn tới cái đích của mình, đó chính là bứt phá điểm thi vào lớp 10 và đỗ vào ngôi trường THPT mơ ước.

Với môn Ngữ văn, hãy áp dụng ngay những phương pháp ôn tập được tư vấn bởi cô Trang để 

Tổng hợp kiến thức dưới dạng sơ đồ hóa 

Ngữ văn là môn học có khối lượng kiến thức cần ôn tập rất lớn. Thay vì ôm đồm, học thuộc máy móc, học sinh nên tìm cách hệ thống lại mọi kiến thức đã học. Có 2 cách giúp học sinh có thể hệ thống hóa lại kiến thức nhanh chóng, dễ dàng:

  • Phương pháp sơ đồ tư duy
  • Phương pháp học 1 trang: Trình bài kiến thức cơ bản theo đặc trưng thể loại và viết trong 1 trang giấy.

Với thể loại thơ, học sinh sẽ cần lưu ý đến các khía cạnh như hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc, bố cục, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật, tình cảm tác giả.

Với thể loại truyện, cần chú ý đến hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, tình huống, nhân vật, chi tiết nghệ thuật.

Ôn tập theo chuyên đề. chủ đề

Khoảng thời gian còn lại như hiện nay không thích hợp với việc ôn kiến thức dàn trải mà nên hệ thống thành chuyên đề, bám sát với cấu trúc đề thi. Trước hết, từ những tác phẩm văn học trong chương trình, học sinh  nên xây dựng thành các chuyên đề, chủ đề. Các em có thể gom các tác phẩm cùng đề tài ôn tập theo chuyên đề: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương… hoặc gom các vấn đề ôn theo chủ đề: tiếng việt về phương châm hội thoại, biện pháp tu từ, nghị luận xã hội,…

Việc gom lại các nội dung kiến thức và ôn tập theo chủ đề giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về kiến thức. Tuy nhiên, khi ôn theo chủ đề, các em cần kĩ năng tổng hợp kiến thức, tìm được điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các tác phẩm để việc ôn tập được tối ưu nhất.

Rèn luyện làm đề thi hàng ngày

Các sĩ tử nên tập trung vào việc luyện đề. Trong khoảng thời gian phải ôn tập ở nhà do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các em sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung ôn tập. Nên dành thời gian làm từ 1-2 đề mỗi ngày.

Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp học sinh lớp 9 luyện đề hiệu quả nhất:

  • Trước khi luyện đề: Phải đọc thật kĩ đề, ít nhất 2-3 lần trước khi bắt tay vào làm bài. Rèn kĩ năng đọc đề, phân tích đề bằng cách dùng bút highlight hoặc bút chì gạch chân, khoanh tròn vào những từ khóa then chốt để đảm bảo xác định đúng và đủ trọng tâm yêu cầu của đề bài. 
  • Trong khi luyện đề: Hãy tập trung cao độ và làm đề như thi thật, tưởng tượng như mình đang ở phòng thi và làm bài với đúng thời gian thi cho phép. Điều này giúp các em xác định đúng “phong độ” hiện tại của mình và rèn luyện tâm lý phòng thi. Từ đó thấy được vấn đề của bản thân nằm ở đâu để kịp thời khắc phục.
  • Sau khi luyện đề: Mỗi khi giải xong 1 đề bạn cần dành thời gian xem lời giải chi tiết và đặt ra các câu hỏi: Phần nào mình chưa làm được và nguyên nhân tại sao?, Tạo sao lời giải chi tiết lại làm như vậy?, Mình thực sự vướng mắc điều gì khi giải đề, kiến thức nào của mình chưa vững?, Sau khi giải đề mình nhận thấy mình cần cải thiện điều gì? Khi thực sự ý thức được tầm quan trọng của luyện đề, Các em sẽ nghiêm túc nhìn nhận lại kết quả bài thi để biết và cải thiện những mảng kiến thức đang hổng.

>>> Học sinh có thể đăng ký MIỄN PHÍ để luyện đề online môn Ngữ văn cùng các thầy cô TOP đầu cả nước ngay TẠI ĐÂY

Bên cạnh việc ôn tập kiến thức và kĩ năng, cô Trang cũng dặn dò các em “Cần chú ý duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh. Hãy giữ vững tinh thần khó thì không nản và dễ thì không chủ quan, trang bị cho mình sức khỏe tốt, tinh thần ổn định và mang theo hành trang là kiến thức, kĩ năng cùng thái độ tích cực, lạc quan để vượt qua những ngày ôn thi “nước rút” căng thẳng này.”

“BỨT PHÁ ĐIỂM THI VÀO 10 CÙNG HOCMAI MÔN NGỮ VĂN”

Series TƯ VẤN ÔN THI “BỨT PHÁ ĐIỂM THI VÀO 10 CÙNG HOCMAI MÔN NGỮ VĂN” là chương trình phát sóng trực tiếp các bài giảng môn Ngữ văn do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức, nhằm giúp các em học sinh lớp 9 trau dồi kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn Ngữ văn, phục vụ cho kỳ tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

Với sự giảng dạy của thầy Nguyễn Phi Hùng và cô Nguyễn Thị Thu Trang, series “BỨT PHÁ ĐIỂM THI VÀO 10 CÙNG HOCMAI MÔN NGỮ VĂN” sẽ mang đến những nội dung hấp dẫn như:

  • Hệ thống kiến thức Ngữ văn trọng tâm thi vào 10 theo từng chuyên đề
  • Tương tác trực tiếp, giải đáp thắc mắc của học sinh liên quan đến chủ đề của buổi tư vấn ngay trong buổi livestream
  • Hướng dẫn kĩ năng và cách làm bài cụ thể, tổng kết lỗi sai thường gặp giúp học sinh chinh phục điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn.
Chương trình sẽ được phát sóng vào 20h Thứ Năm hàng tuần trên hệ thống fanpage kênh youtube của HOCMAI THCS

ĐÓN XEM!!!