Cô Phạm Thị Thúy Ngọc chia sẻ những kiến thức trọng tâm học sinh cần lưu ý trong chương trình Hóa học lớp 8

0
3074

Trong chương trình lớp 8, môn Hóa học là một môn học mới khiến học sinh băn khoăn lo lắng không biết lựa chọn phương pháp học tập môn học này sao cho thích hợp.

Năm học lớp 8, học sinh sẽ tiếp xúc với một môn học hoàn toàn mới lạ, đó là môn Hóa học. Nhằm giúp học sinh có thể lựa chọn cho mình phương pháp học phù hợp và lên được kế hoạch học tập hiệu quả, cô Phạm Thị Thúy Ngọc, giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ chia sẻ những kiến thức trọng tâm của chương trình Hóa học lớp 8 qua video dưới đây:

Theo như chia sẻ của cô Ngọc, kiến thức trọng tâm trong chương trình lớp 8 được chia thành hai mảng chính là axit và bazơ, cụ thể như sau:

Axit

Khái niệm

Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ về một số loại axit thường xuất hiện trong bài tập:

Công thức

Do axit được cấu tạo từ một hay nhiều nguyên tử hidro và gốc axit nên cô Ngọc hướng dẫn học sinh viết công thức tổng quát cho axit như sau:

Trong đó: n là chỉ số của nguyên tử Hidro, còn A là gốc axit.

Phân loại

Axit được chia làm hai loại dựa vào gốc axit, đó là:

+ Axit không có oxi, ví dụ: HCl, HBr…

+ Axit có chứa oxi, ví dụ:

Cách đọc tên axit

+ Axit không có oxi: tên axit = axit + tên phi kim + hidric

+ Axit có chứa nhiều nguyên tử oxi: tên axit = axit + tên phi kim + ic

+ Axit có chứa ít nguyên tử oxi: tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Cô Ngọc hướng dẫn học sinh cách đọc tên của từng loại axit

Bazơ

Sau khi được học về axit, học sinh sẽ tiếp tục học phần kiến thức mới về bazơ.

Khái niệm

Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).

Ví dụ: KOH, NaOH…

Công thức

Cô Ngọc chia sẻ công thức tổng quát của bazơ được viết dựa trên định nghĩa như sau:

Trong đó: M là nguyên tố kim loại, n là chỉ số nhóm hidroxit (OH).

Phân loại

Bazơ cũng được chia làm hai loại nhưng dựa vào tính chất của nó, cụ thể:

+ Bazơ tan hay còn được gọi là kiềm, là loại bazơ tan trong nước.

+ Bazơ không tan là loại bazơ không tan trong nước.

Cô Ngọc hướng dẫn học sinh phân loại những loại bazơ thường gặp

Cách đọc tên bazơ

Tất cả các bazơ đều có chung một cách đọc tên như sau:

Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:

Trên đây là tổng hợp toàn bộ hệ thống kiến thức trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 8. Hi vọng những hướng dẫn của cô Phạm Thị Thúy Ngọc sẽ giúp học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp và lên kế hoạch học tập hiệu quả để đạt điểm cao môn Hóa học lớp 8.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo Chương trình học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Hóa học năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại đây

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!