[Trang bị kiến thức vào 10 cùng HOCMAI] Củng cố kiến thức chuyên đề Truyện ngắn hiện đại cùng cô Nguyễn Thị Thu Trang

0
16432

Trong quá trình ôn thi vào 10, bên cạnh các tác phẩm thơ, các bạn học sinh cũng cần ôn tập thật kỹ các tác phẩm truyện ngắn hiện đại bởi đây cũng là thể loại tiêu biểu và xuất hiện thường xuyên trong các đề thi. Cô Nguyễn Thị Thu Trang sẽ giúp các bạn ôn tập các tác phẩm truyện ngắn hiện đại một cách hiệu quả cũng như hướng dẫn giải một số dạng bài liên quan. Cùng theo dõi nhé!

>>> Xem đầy đủ bài giảng các chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn của cô Trang tại: https://hocmai.link/on-thi-ngu-van-vao-10-co-Trang-1711

Đặc trưng của thể loại truyện ngắn

1. Cốt truyện

Là các sự việc chính diễn ra trong truyện theo một trình tự nhất định. Có thể là trình tự thời gian, trình tự không gian hoặc trình tự tâm lý.

2. Tình huống truyện

Mỗi tác phẩm truyện ngắn sẽ được xây dựng dựa trên một tình huống truyện nhất định. Tình huống truyện là sự việc chính hoặc hoàn cảnh bộc lộ được đặc điểm của nhân vật hoặc ý đồ của tác giả.

3. Nhân vật

Nhân vật là một yếu tố rất quan trọng trong truyện ngắn bởi không có câu chuyện nào được xây dựng mà không có nhân vật. Các phương diện chính để phân tích nhân vật:

  • Xuất thân/Lai lịch.
  • Ngoại hình.
  • Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
  • Tính cách, phẩm chất.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật

=> Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

4. Chủ đề

Là vấn đề chính được thể hiện trong mỗi tác phẩm.

5. Giá trị của tác phẩm

  • Giá trị nội dung.
  • Giá trị nghệ thuật.

Các bạn học sinh vận dụng 5 yếu tố nêu trên để phân tích, tìm hiểu các văn bản thuộc thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn ôn thi vào 10 gồm:

  • “Làng” – Kim Lân.
  • “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long
  • “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng
  • “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê
  • “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu

Ôn tập hệ thống kiến thức

Để ôn tập hiệu quả các kiến thức liên quan đến tác phẩm truyện ngắn hiện đại, học sinh có thể hệ thống kiến thức theo hình thức bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy. Cùng tìm hiểu qua cách hệ thống kiến thức theo bảng biểu nhé.

Tác phẩm “Làng” “Lặng lẽ Sa Pa” “Chiếc lược ngà” “Bến quê” “Những ngôi sao xa xôi”
Tác giả Kim Lân (1920 – 2007), nhà văn am hiểu cuộc sống nông thôn và người nông dân miền Bắc, thường viết về đề tài người nông dân. Nguyễn Thành Long (1925 – 1991). Cây bút văn xuôi đáng chú ý chuyên viết truyện ngắn và kí – mang vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo. Nguyễn Quang Sáng Nguyễn Minh Châu Lê Minh Khuê
Hoàn cảnh 1948 – thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. 1970, là kết quả chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả. 1966, hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Trong tập “Bến quê” (1985) 1971, kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
Thể loại Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn Truyện ngắn
Nội dung Tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. – Hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.

– Qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng

Tình cha con cao đẹp và sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ  vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị vẻ đẹp bình dị gần gũi của cuộc sống, của quê hương. Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một điểm cao ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu thơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đầu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất lạc quan của họ. 
Nghệ thuật – Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.

– Miêu tả tâm lý.

– Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, mang tính khẩu ngữ.

– Tình huống hợp lí.

– Cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

– Truyện toát lên chất thơ trong sáng, từ phong cảnh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng đến hình ảnh những con người nơi đây.

– Nghệ thuật  xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật (bé Thu).

– Xây dựng tình huống truyện dựa trên chuỗi nghịch lí của cuộc đời nhân vật.

– Có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

– Nhĩ là nhân vật tư tưởng.

– Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật và tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả cuộc sống chiến đấu ở Trường Sơn.

– Xây dựng nhân vật chủ yếu miêu tả tâm lý.

– Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với người kể chuyện.

Các dạng bài tập ôn tập kiến thức truyện ngắn hiện đại

Dạng 1: Đề đọc hiểu

  • Các câu hỏi kiểm tra kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, tình huống truyện.
  • Cách trình bày: trả lời đầy đủ ý, thành câu văn hoàn chỉnh, không trả lời cụt lủn.

VÍ DỤ 1: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

  1. Đoạn trích trên là lời anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.

    Nhân vật nói trong hoàn cảnh: khi có ông họa sĩ và cô kĩ sư lên nhà chơi, anh thanh niên đã tâm sự với họ về cuộc sống, công việc, suy nghĩ của mình.

2. Nội dung chính của đoạn văn: nhân vật anh thanh niên kể cho hai vị khách nghe về gian khổ nhất của anh đó là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng, trời rét và có cả mưa tuyết.

3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp thì câu văn trong đề thuộc kiểu câu rút gọn.

VÍ DỤ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Gợi ý:

  1. Nhân vật “nó” được nhắc tới trong đoạn trích là bé Thu.
  2. – Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống 1 (Ông Sáu về thăm nhà sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha; đến khi bé nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường trở lại chiến khu.)

– Ý nghĩa của tình huống: Bộc lộ tình yêu thương cha mãnh liệt của bé Thu.

3. – Xét về mục đích nói, câu: “Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” thuộc kiểu câu cầu khiến.

– Giải thích:

  • Về hình thức: Cuối câu có dấu chấm than; từ ngữ cầu khiến “nghe”.
  • Về chức năng: Thể hiện mong muốn, đề nghị của bé Thu.

Dạng 2: Dạng đề yêu cầu tạo lập văn bản (đoạn văn/bài văn)

  • Phân tích nhân vật trong tác phẩm.
  • Phân tích một khía cạnh trong nội dung: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.
  • Phân tích một phương diện nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện.
  • Phân tích tác phẩm để minh chứng cho nhận định/ so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề…

Để theo dõi chi tiết những hướng dẫn của cô Trang về các bài tập trong dạng 2, các bạn học sinh có thể xem thêm trong video được gắn ở đầu bài viết. Và trong giai đoạn ôn tập sắp tới, cô Trang khuyên học sinh nên chủ động trong quá trình trang bị kiến thức bằng những sơ đồ tư duy hoặc bảng biểu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài giảng trong chương trình HM10 Tổng ôn để được các thầy cô hướng dẫn chi tiết hơn trong quá trình học và ôn thi.

Không chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức theo từng chuyên đề cụ thể mà HM10 Tổng ôn còn có rất nhiều bài tập tự luyện từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh củng cố lý thuyết, rèn kỹ năng thực hành, từ đó gia tăng cơ hội đạt điểm cao  trong kỳ thi vào lớp 10.

>>> NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH ÔN THI VÀ HỌC THỬ MIỄN PHÍ CHƯƠNG  TRÌNH LUYỆN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN TẠI ĐÂY <<<

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TỔNG ÔN 2021 – 2022

  • Ôn tập và hệ thống toàn diện kiến thức, phương pháp làm các dạng bài trọng tâm theo từng chuyên đề, bám sát cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 những năm gần đây.
  • Dịch vụ hỏi đáp 24/7: Giải đáp mọi thắc mắc của học sinh cả trong và ngoài bài học, cam kết hỗ trợ trong 30 phút
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Hình thức học hiện đại với video bài giảng ghi hình trước, giúp học sinh yên tâm ôn luyện trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10