Cùng con vượt qua khủng hoảng “tuổi teen” từ góc độ di truyền

0
1428

Tuổi dậy thì có thể là một khoảng thời gian đầy khó khăn đối với con trẻ. Trong khi đang phát triển về thể chất, thì con cũng trải qua quá trình trưởng thành về tâm lý xã hội nhanh chóng. Cha mẹ nên đồng hành cùng con như thế nào để con vượt qua khủng hoảng tuổi “teen”.

Nhiều sự xáo trộn trong tâm lý và thể chất xảy ra cùng lúc có thể khiến trẻ căng thẳng quá mức. Hệ luỵ là con dễ trở nên nóng nảy, khó tập trung, đầu óc phân tâm dẫn đến khả năng ghi nhớ kém và học hành sa sút. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều trẻ tuổi dậy thì còn mắc phải chứng trầm cảm đến mức muốn tự làm hại bản thân.

Do vậy, việc cha mẹ chuẩn bị cho tuổi dậy thì của con như thế nào có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Vì sao trẻ nóng tính, không tập trung, dễ trầm cảm, khả năng ghi nhớ kém ở độ tuổi dậy thì?

Mặc dù tâm trạng thất thường và những thay đổi hành vi được cho là các biểu hiện bình thường ở lứa tuổi teen, song nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều trường hợp, những thay đổi này có thể góp phần gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 5%-8% trẻ em trong độ tuổi từ 10-14 mắc phải chứng trầm cảm.

1. Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

Có rất nhiều dấu hiệu trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì, trong số đó, biểu hiện không tập trung, dễ nóng nảy rất phổ biến. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có những dấu hiệu trầm cảm khác bao gồm:

  • Tính khí thất thường
  • Có xu hướng muốn tách biệt khỏi cha mẹ
  • Suy nghĩ tự làm hại bản thân
  • Chán nản
  • Học hành sa sút
  • Hành vi bốc đồng, bất chấp
  • Hay phàn nàn về cơ thể
  • Hay khóc mà không có lý do
  • Cảm thấy bị hiểu lầm
  • Mất hứng thú với những thứ trẻ quan tâm trước đây
  • Khó ngủ
  • Thay đổi cân nặng
  • Mệt mỏi không giải thích được

2. Cha mẹ có biết tại sao trầm cảm lại gia tăng trong giai đoạn dậy thì?

Hầu hết, người lớn chỉ đơn giản nghĩ rằng có thể do thời điểm này việc học hành của trẻ áp lực hơn hoặc cơ thể bắt đầu có những thay đổi lớn khiến con cảm thấy ngượng ngùng dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nguyên nhân, trẻ trầm cảm còn vì những yếu tố sâu xa khác liên quan đến cơ địa.

Tất cả những nguyên nhân khiến trẻ dễ rơi vào trầm cảm sau đây, cha mẹ nên hiểu rõ để giúp con phòng ngừa.

Giai đoạn phát triển thể chất

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Các bệnh liên quan cho biết, sự phát triển thể chất trong giai đoạn tuổi dậy thì cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh trầm cảm.

Thời điểm này, cơ thể trẻ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt, chẳng hạn bé trai thì bắt đầu “vỡ giọng”, còn bé gái thì ngực phát triển lớn hơn…

Nếu không được bố, mẹ nói chuyện về những thay đổi cơ thể trước khi bước vào tuổi dậy thì,  cũng như hướng dẫn con phải làm thế nào với những sự thay đổi này thì trẻ rất dễ bị sốc, lúng túng, sợ hãi, xấu hổ. Cùng với rất nhiều áp lực trong giai đoạn này, trẻ dễ mắc phải chứng trầm cảm, dẫn đến mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém và rơi vào tình trạng học hành sa sút.

Dậy thì quá sớm hoặc muộn

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thời điểm dậy thì có thể tác động đến tỷ lệ trầm cảm ở trẻ. Độ tuổi dậy thì trung bình của trẻ em ngày nay khoảng từ 10-14 tuổi. Nếu con dậy thì trước 10 tuổi thì được coi là dậy thì sớm và sau 14 tuổi thì được coi là dậy thì muộn.

Trẻ dậy thì quá sớm hoặc quá muộn so với bạn bè cùng trang lứa đều hay cảm thấy cơ thể mình không bình thường, từ đó dễ nảy sinh tâm lý tự ti, lo lắng, xấu hổ. Tất cả những điều này đều có thể gây ra trầm cảm cho trẻ tuổi teen.

Áp lực học hành

Độ tuổi lên 10 là thời điểm chuyển giao cấp học. Con chuẩn bị chuyển từ tiểu học lên trung học nên bài vở sẽ nhiều hơn, việc học hành vì vậy sẽ áp lực hơn giai đoạn trước. Những lo lắng về chuyện bài vở, thi cử, chuyển cấp, môi trường học tập mới cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng trầm cảm cho trẻ tuổi dậy thì.

Nội tiết tố

Estrogen là một loại hormone sinh dục nữ. Ở tuổi dậy thì, nồng độ estrogen của bé gái thường tăng đột biến và có thể góp phần làm gia tăng khả năng trầm cảm.

Trong khi đó, testosterone là một loại hormone sinh dục nam cũng tăng lên ở các bé trai trong độ tuổi dậy thì. Tuy testosterone không gây ra chứng trầm cảm cho bé trai nhưng những tác động gián tiếp của loại hormone này cũng có thể trở thành nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều sự xáo trộn trong tâm lý của trẻ.

II. Cách giúp trẻ “dậy thì” thành công cả về thể chất lẫn tâm trí

1. Dinh dưỡng tốt

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chống lại nhiều căn bệnh về thể chất và tâm lý. Trong khi đó, dinh dưỡng là yếu tố lớn nhất quyết định tới hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tâm trí để tránh nguy cơ mắc phải bệnh tật.

2. Không thức khuya

Mặc dù chăm chỉ học hành rất cần thiết để giúp con tiến bộ mỗi ngày, song thói quen thức khuya sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Nghiên cứu cho biết, cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 21 giờ – 1 giờ đêm. Đồng thời, đây cũng là lúc để não bộ và các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi để sửa chữa những tổn thương do các hoạt động ban ngày. Vì vậy, thói quen thức khuya không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, mà còn gây hại cho sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, thói quen thức khuya còn gây căng thẳng cho hệ thần kinh, khiến trẻ thức dậy uể oải vào sáng hôm sau. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức của bé ở trường.

Nghiêm trọng hơn, thần kinh căng thẳng quá mức còn khiến trẻ dễ bị tổn thương não bộ và mắc phải các bệnh về tâm lý như rối loạn tâm thần, trầm cảm.

3. Không gây áp lực học hành cho trẻ

Cha mẹ vui khi con học hành chăm chỉ mỗi ngày và đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Song bên cạnh những hào quang đó là biết bao nguy cơ về sức khỏe mà con có thể gặp phải nếu áp lực học tập quá mức. Trong số đó, phổ biến nhất là chứng trầm cảm tuổi dậy thì. Vì vậy, cha mẹ cần tìm cách giúp con cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và học tập, tránh ép con học ngày đêm gây căng thẳng, stress và trầm cảm cho trẻ.

4. Khuyến khích con hoạt động ngoại khóa

Những hoạt động ngoại khóa như tham gia phong trào thiện nguyện, mùa hè xanh, cắm trại, du lịch hè giúp trẻ có thêm kỹ năng sống và cơ hội phát triển khả năng giao tiếp xã hội. Những hoạt động này còn giúp trẻ thư giãn, xua tan căng thẳng, mệt mỏi, từ đó tránh được nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm.

5. Khuyến khích con tập thể dục, thể thao mỗi ngày

Hoạt động thể thao không chỉ giúp trẻ tăng chiều cao, thể lực, sức đề kháng mà còn giống như một liều thuốc điều trị các chứng bệnh về tâm lý. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động thể thao có thể cải thiện tâm trí, xua tan căng thẳng, mệt mỏi và khiến cho đầu óc nhẹ nhõm để suy nghĩ lạc quan hơn.

6. Làm bạn với con

Những vấn đề về tâm lý ở tuổi dậy thì sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn với trẻ khi cha mẹ quan tâm, chia sẻ và có những hướng dẫn kịp thời. Ví dụ như, cha mẹ cần nói chuyện với con gái, con trai trước khi con bước vào tuổi dậy thì về những thay đổi trên cơ thể sắp tới, luôn quan tâm, chia sẻ và động viên con trong học tập.

Khi được cha mẹ chia sẻ, tâm tình, chỉ dẫn như vậy, con sẽ không còn cảm thấy bất ngờ, lúng túng và căng thẳng trước những thay đổi về cơ thể ở tuổi dậy thì, cũng như các vấn đề khác trong việc học tập hay quan hệ xã hội.

 
7. 
Phát hiện sớm những yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng xấu đến tuổi dậy thì của trẻ

Nội tiết tố hay còn gọi là hormone sinh dục có tính di truyền và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự thay đổi trong tâm sinh lý cũng như chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển của bào thai, nhiễm sắc thể Y chỉ đạo sự hình thành tinh hoàn, còn nhiễm sắc thể X thì chỉ đạo sự hình thành của trứng. Các nhiễm sắc thể này đều là những yếu tố di truyền.

Tinh hoàn lần lượt sản xuất testosterone và dihydrotestosterone, còn trứng sản xuất estrone và estradiol. Các hormone sinh dục giới tính này sẽ tăng cao trong độ tuổi dậy thì. Chính sự tăng cao quá mức đó đã gây ra nhiều xáo trộn về thể chất cũng như tâm tính của trẻ.

Vì vậy, nếu biết được sớm điều này, cha mẹ có thể giúp trẻ cân bằng được nội tiết tố để giảm bớt những tác động xấu của hormone sinh dục tới tuổi dậy thì của con.

Đồng thời, để biết được các nguy cơ tiểm ẩn từ yếu tố di truyền có thể tác động xấu tới trẻ, cha mẹ có thể tham khảo gói giải mã gen G-Awareness do công ty Genetica® của Mỹ. Thông qua việc phân tích 200 gen, báo cáo di truyền G-Awareness về nhận thức bản thân sẽ cho cha mẹ biết về các vấn đề của trẻ bao gồm: Tính hướng ngoại, Tính kỷ luật, Nóng tính và Khả năng kiểm soát căng thẳng.

Trầm cảm trong thời thơ ấu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của trẻ bao gồm cả khả năng tập trung, ghi nhớ, tính cách, kết quả học tập và các mối quan hệ. Vì vậy, việc sớm phát hiện các nguy cơ, nhất là nguy cơ từ yếu tố di truyền sẽ giúp cha mẹ rất nhiều trong việc phòng chống những rối loạn về tâm, sinh lý trong độ tuổi teen để giúp con dậy thì thành công cả về thể chất lẫn tâm trí.

Genetica® là công ty giải mã gen ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, có trụ sở đặt tại San Francisco (Mỹ) và được cố vấn bởi đội ngũ nhà khoa học thuộc các trường đại học hàng đầu như UCSF, Harvard, Stanford, Cornell.

Hợp tác với Illumina® và Thermo Fisher – 2 tổ chức giải mã gen hàng đầu thế giới, Genetica® đã tạo ra chip giải mã gen dành riêng cho người châu Á. Thông qua việc phân tích hàng trăm gen, các báo cáo của Genetica® cung cấp thông tin khoa học và chính xác về thể chất, hành vi, trí tuệ, và nguy cơ sức khỏe.

Bằng việc kết hợp trí tuệ nhân tạo và giải mã gen vào dịch vụ xét nghiệm gen, Genetica® hy vọng sẽ mở khoá tiềm năng của con bạn, cũng như tối ưu hóa giáo dục, dinh dưỡng, tập luyện, và chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu thêm: bit.ly/Genetica_KID
Facebook: facebook.com/genetica.asia
Hotline: 1900 599 927