Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm nay của tỉnh Nghệ An khá hay, hoàn toàn có thể hình thành một trục chủ đề xuyên suốt là “Bóng cả yêu thương”, độ phân hoá đạt yêu cầu, đáp ứng được mục đích của một kì thi tuyển sinh, phổ điểm có thể rơi vào mức 6 – 7. Đây là những nhận định được đưa ra bởi các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm luyện và chấm thi môn Ngữ văn đến từ Hệ thống Giáo dục Hocmai.
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Cấu trúc đề thi 3 phần quen thuộc
Về nội dung từng phần
• Câu 1. Đọc hiểu văn bản: Các câu hỏi ra đúng thứ tự mức tư duy. Hai câu hỏi nhận biết kiến thức Tiếng Việt và câu hỏi vận dụng nhẹ nhàng, mang tính khuyến khích học sinh. Câu hỏi thông hiểu chính là một nội dung quan trọng để phân hoá. Chỉ tiếc đề thi không ghi rõ mức điểm của từng câu hỏi thành phần để dư luận có thể đánh giá chính xác hơn về mức độ phân hoá cũng như học sinh cũng có cơ sở để phân bổ thời gian làm bài thuận tiện hơn.
• Câu 2. Nghị luận xã hội: Vấn đề nghị luận không xa lạ nhưng cách nêu vấn đề khá hay, có sự nối kết chặt chẽ với nội dung văn bản đọc hiểu ở phần trên, đáp ứng tốt yêu cầu tích hợp đọc – viết (tiếp nhận văn bản – tạo lập văn bản), khơi gợi suy nghĩ, ý kiến từ những cảm xúc sâu sắc, tình cảm thiêng liêng dành cho cha mẹ. Với độ tuổi của học sinh lớp 9, khi nhu cầu khẳng định bản thân đang dần hình thành, vấn đề nghị luận đã tạo ra “đất diễn” khá tốt để các em nói lên suy nghĩ riêng của mình. Đây cũng là câu hỏi phục vụ cho yêu cầu phân hoá của đề thi.
• Câu 3. Nghị luận văn học: Nội dung yêu cầu chọn một đoạn trích nói về cội nguồn sinh dưỡng, tuy yêu cầu đề đơn giản nhưng đây cũng là một đoạn thơ hay của tác phẩm, vừa khơi gợi tình cảm gia đình, vừa đào sâu mối liên hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Nội dung đề bài có tính liên kết với hai phần đọc hiểu và nghị luận xã hội, ngữ liệu quen thuộc, có nhiều yếu tố để khai thác, vừa giúp cho học sinh trung bình đạt được ngưỡng điểm khá ổn, vừa giúp học sinh khá giỏi có thể liên hệ kết nối, do vậy, vấn đề nêu ra an toàn nhưng vẫn có giá trị nhất định.
Ngữ liệu hay, vừa sức với thí sinh
Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cũng đánh giá đề thi Văn vào 10 của tỉnh Nghệ An năm nay kiểm tra khá toàn diện các đơn vị kiến thức, kĩ năng của thí sinh, ngữ liệu hay vừa sức và có tính thống nhất về chủ đề từ phần đọc hiểu đến nghị luận xã hội. Các câu hỏi không lắt léo hay đánh đố nhưng muốn hoàn thành tốt bài làm, các em cần nắm chắc những kiến thức trong chương trình học, có kiến thức thực tế để liên hệ, đưa dẫn chứng đồng thời cần có năng lực cảm thụ tốt.
Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn trường THPT Anhxtanh cũng nhận định đây là đề thi có cấu trúc quen thuộc. Trong bối cảnh Covid gây ra những ảnh hưởng tới việc học, ôn thi của học sinh, cấu trúc đề thi được giữ ổn định với những câu hỏi không quá khó, cho phép các em có sự tự tin nhất định để có thể làm bài thi tốt nhất. Học sinh ôn tập chỉn chu có thể hy vọng ở mức điểm khá.
Cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn Phổ Thông Hermann Gmeiner cũng đưa ra lời khuyên cho học sinh lớp 8 chuẩn bị lên lớp 9 trong việc ôn tập: Với cấu trúc đề ổn định và quen thuộc, học sinh cũng có thể định hướng ôn tập ngay từ đầu, đó là chú trọng ôn một cách hệ thống phần kiến thức tiếng Việt, nắm được kiến thức cơ bản phần tập làm văn. Đặc biệt là trang bị cho mình khả năng lập luận để có thể làm tốt cả phần nghị luận xã hội lẫn phần văn học. Đề không lắt léo, không đánh bẫy học sinh nên với phần đọc văn các em cố gắng nắm chắc kiến thức căn bản, sau đó nâng cao luyện đề.
Cô Phượng nhận định về đề thi vào 10 môn Ngữ văn của tỉnh Nghệ An
>>> Xem ngay: Hướng dẫn giải đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2021 – Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An