Bốn lưu ý quan trọng cần nắm vững khi ôn Sử vào 10 được giáo viên bộ môn Lịch Sử tại HOCMAI chia sẻ sẽ giúp các bạn học sinh ôn luyện đúng phương pháp và hiệu quả nhất trong giai đoạn nước rút này
1. Hệ thống hóa kiến thức đã ôn tập
Một tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều học sinh ôn Sử là: học trước quên sau, khó nhớ, lẫn lộn nhiều con số, sự kiện, chiến dịch với nhau. Vậy nên hãy hệ thống chúng thành một khối hoàn chỉnh bằng việc học theo chủ đề quan trọng sau đó hãy đi đến chi tiết từng phần.
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Cô Lê Thị Thu Hương hướng dẫn học sinh lớp 9 làm sơ đồ tư duy môn Lịch sử
Sắp xếp phần kiến thức theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao và gom kiến thức lẻ của từng phần lại bằng sơ đồ tư duy. Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy hỗ trợ việc hệ thống nhanh gọn, đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Bên cạnh đó, hãy luyện tập thường xuyên các dạng câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi chủ đề để ghi nhớ.
2. Bám chắc kiến thức sách giáo khoa – Học đến đâu, chắc đến đó
Lịch Sử là môn học yêu cầu khả năng ghi nhớ – học thuộc từng mốc thời gian và sự kiện. Mà đề thi lại dàn trải toàn bộ kiến thức trong chương trình Lịch Sử lớp 9 nên học sinh cần có khả năng tổng quát kiến thức, nắm vững mốc thời gian, diễn biến của từng sự kiện.
Học sinh cần nắm vững kiến thức trong Sách Giáo khoa để có kết quả tốt
Vậy nên học sinh cần “học đến đâu, chắc đến đó” – tức là học và đọc kỹ sách giáo khoa để nắm vững kiến thức trọng tâm trước. Đồng thời, hãy luyện tập các câu hỏi trong sách giáo khoa, gắn liền kiến thức với mốc thời gian sự kiện Lịch Sử.
Cách học sơ đồ hóa được nhiều học sinh áp dụng khi ôn thi Lịch Sử. Sơ đồ hóa các chuyên đề, bài học, sự kiện giúp việc học và tra cứu thuận tiện, dễ nắm bắt hơn và tăng khả năng tổng quát phần học.
3. Tìm từ khóa chính trong câu hỏi, luyện đề
Học sinh cần xác định từ khóa chính trong câu hỏi để tránh bị lạc đề hoặc rơi vào bẫy của người ra đề. Cùng HOCMAI phân tích từ khóa chính trong câu hỏi số 30 (trích: Đề thi minh họa vào 10 môn Lịch Sử của Sở GD-ĐT Hà Nội)
Đề thi minh họa vào 10 môn Lịch Sử của Sở GD-ĐT Hà Nội năm 2019
Trong câu 30, từ khóa chính trong câu hỏi này là “phá sản hoàn toàn kế hoạch Na – va”. Nhiều thí sinh dễ nhầm lẫn với đáp án: (C)Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954. Do cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân chỉ gây phá sản một phần, không phải “phá sản hoàn toàn”. Đáp án chính xác là: (D) Sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ.
4. Luyện tập, làm thử các dạng đề thi
Trong giai đoạn kỳ thi cận kề này, việc luyện tập các dạng đề thi cực kì quan trọng. Học sinh phải tự mình làm nhiều đề thi thử, câu hỏi trắc nghiệm tương tự để tích lũy kinh nghiệm làm bài và nâng cao kiến thức. Từ đó tìm ra lỗi thường gặp và chú ý ôn tập phần kiến thức học sinh chưa nắm vững.
Khóa học luyện thi cấp tốc môn Lịch Sử vào 10 – HM10
HM10 – luyện thi cấp tốc môn Lịch Sử là khóa học tổng hợp kiến thức căn bản môn Lịch Sử cho học sinh bằng sơ đồ tư duy. Học sinh sẽ nhận được:
- Hệ thống ngắn gọn kiến thức trọng tâm theo phương pháp mới (sơ đồ tư duy) từ đó bổ sung kiến thức còn thiếu.
- Chú trọng từ khóa, cách tìm ra từ khóa chính trong từng câu hỏi từ đó tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
- Chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng và các chiến thuật làm dạng câu hỏi trong đề thi
Tìm hiểu cách tổng hợp sơ đồ tư duy và tìm từ khóa chính TẠI ĐÂY
Mọi thông tin chi tiết liên về khóa học hệ ngay Hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí!