Giúp con ôn luyện kĩ năng làm bài văn tả người – Ôn thi vào 6 Tiếng Việt

0
991

Bài văn tả người là chủ điểm quan trọng trong chương trình ôn thi vào 6. Tuy nhiên, có khá nhiều con vẫn đang loay hoay khi làm dạng bài này, hiểu sai về bài văn tả người và bài văn tả cảnh sinh hoạt. Bài viết dưới đây, cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con khắc phục những lỗi sai thường gặp nhất.

I. Kiến thức

  1. Dàn ý bài văn tả người (tả chân dung) 

a. Mở bài

  • Giới thiệu người được tả
  • Thể hiện ấn tượng chung, cảm xúc đối với người được tả

b. Thân bài

  • Tả ngoại hình:
  • Tuổi tác, nghề nghiệp, trang phục, vóc dáng, nước da
  • Miêu tả chi tiết: 

+ Khuôn mặt: hình dáng, thần thái,…

+ Mái tóc

+ Vầng trán

+ Đôi mắt, ánh mắt

+ Chiếc mũi

+ Cái miệng

+ Nụ cười

+ Đôi má, cằm

+ Đôi bàn tay, giọng điệu

=> Lựa chọn đặc điểm hay và tiêu biểu để miêu tả

  • Tả tính cách, hoạt động của người được tả
  • Tính cách, phẩm chất, sở thích, thói quen, cách cư xử 
  • Tả hoạt động (một số hoạt động người đó thường thực hiện) 

c. Kết bài

  • Nhận xét và đánh giá chung về người đã tả; cảm xúc, tình cảm, liên hệ,…

2. Bố cục của đoạn văn tả người

a. Câu mở đoạn: Giới thiệu người được tả trong ấn tượng, cảm xúc của mình

b. Phần thân đoạn

  • Tập trung miêu tả ngoại hình: tên, tuổi, trang phục, vóc dáng, khuôn mặt, đôi mắt,…
  • Tả vài nét về tính cách, hoạt động tiêu biểu của người được tả

c. Phần kết đoạn: cảm xúc, suy nghĩ, liên hệ,…

II. Bài tập

Viết đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý nhất

a. Câu mở đoạn (1 câu văn)

Giới thiệu người được tả (thầy giáo/ cô giáo tên là gì? Dạy em năm lớp mấy hoặc đang dạy em) + ấn tượng, cảm xúc yêu quý nhất

b. Phần thân đoạn: tả thầy giáo hoặc cô giáo (8 câu văn)

  • Tả ngoại hình: tập trung miêu tả làm nổi bật các đặc điểm về ngoại hình của thầy giáo hoặc cô giáo: vóc dáng, trang phục, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt,…
  • Tả tính cách, phẩm chất (ví dụ: hiền/nghiêm nghị/dịu dàng/ ân cần/quan tâm/yêu thương học sinh,…)
  • Tả hoạt động (ví dụ: giảng bài, giúp đỡ, trò chuyện,…)

c. Phần kết đoạn (1 câu văn)

Cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận, liên hệ, mong muốn của bản thân với thầy giáo/cô giáo được tả.

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp con làm tốt các bài văn về tả người. Khi rèn luyện làm bài văn về dạng bài này, các con sẽ hiểu sâu hơn về các dạng bài văn tả cảnh chung: cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, chân dung… Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp ôn thi vào 6 – HM6 tại đây.

Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!