Giúp con vượt qua nỗi buồn mang tên “điểm kém”

0
5076

Điểm số vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các phụ huynh có con trong độ tuổi đến trường. Bởi vậy, khi thấy con bị điểm kém, nhiều cha mẹ không tiếc lời mắng nhiếc, đe dọa. Một số phụ huynh còn cấm con không được chơi, không được làm những sở thích trước đây thay vào đó là phải học, học và học…

Tuy nhiên, những hành động này của cha mẹ chỉ gây căng thẳng về mặt tâm lý, khiến con luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi khi bị điểm kém chứ không biến thành động lực thúc đẩy con học tốt. Vậy, phụ huynh cần làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Đừng “phủ đầu” con bằng những phán xét

Nếu ngay từ khi phát hiện con bị điểm kém, cha mẹ đã “phủ đầu” con bằng một loạt những phán xét, kết tội thì sẽ chỉ làm trẻ thêm buồn bã, chán nản. Thay vào đó, phụ huynh cần bình tĩnh, ngồi lại với con và cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân. 

Phạm Thị Thuý Ngọc – Phó hiệu trưởng trường THCS Trung Tú (Hà Nội) cho rằng, việc con bị điểm kém có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: mệt, ốm,… lúc làm bài; học không kỹ bài, chủ quan; hiểu bài chưa kỹ; mải chơi, chán học (nguyên nhân sâu xa có thể do buồn chán từ việc gia đình, việc bạn bè…).  Phụ huynh nên hỏi con bằng một thái độ thông cảm, thể hiện thiện chí muốn giúp con sửa sai chứ không nên vội vàng giải quyết lúc nóng giận. Trẻ tuổi dậy thì rất nhạy cảm, những hành động và lời nói của cha mẹ khi giận dữ có thể là một con dao hai lưỡi.

Khi con bị điểm kém, thay vì giận dữ, cha mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân, cha mẹ hãy cùng con tìm hướng khắc phục lâu dài, trẻ cần thời gian để thay đổi, cải thiện chất lượng học tập. Bên cạnh đó, phụ huynh cần có suy nghĩ tích cực hơn về việc con bị điểm kém, bởi đôi khi điểm kém giúp đánh giá đúng lực học của con, là dấu hiệu cảnh báo cha mẹ và con cái cần phải quan tâm đầu tư cho việc học nhiều hơn.

Giúp con vượt qua thất bại

Thực tế chứng minh, điểm kém có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ, khiến chúng xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, không tự tin vào năng lực của bản thân. Lúc này, con rất cần được động viên bằng những ngôn từ tích cực từ chính những người thân trong gia đình. 

Cha mẹ nên để con tập làm quen với tư duy rằng mình học vì kiến thức, vì mong muốn mở rộng vốn hiểu biết cho bản thân, chứ không phải vì kết quả. Con bị điểm số xấu không sao, quan trọng là con có tiến bộ, có biết tự đứng lên sau mỗi lần gặp vấp ngã, có biết rút ra kinh nghiệm cho bản thân để phấn đấu tốt hơn.

Điểm kém và những hành động khi giận dữ của cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ

Theo cô Thuý Ngọc, để giúp con cải thiện kết quả, phụ huynh hãy cố gắng tạo cho con một không gian học tập riêng, có đủ ánh sáng, yên tĩnh giúp trẻ cảm thấy thoải mái trong quá trình tự học ở nhà. Bên cạnh đó, cha mẹ nên thay đổi quan niệm về thành tích, không nên đăng kí lịch học thêm quá dày khiến các con không có thời gian giải trí, rèn luyện thể dục thể thao. Trẻ tuổi dậy thì cần được phát triển đồng thời cả thể chất và tư duy chứ không cần chỉ học tốt kiến thức trong sách vở.

Ngoài ra, việc lựa chọn một phương pháp học tập tại nhà phù hợp là rất cần thiết. Nhờ sự phát triển của Internet, giờ đây, học sinh hoàn toàn có thể chủ động học thông qua thông qua bài giảng trực tuyến tại các trang web giáo dục uy tín, điển hình là hocmai.vn. Trong đó, Chương trình học tốt 2019-2020 của HOCMAI được thiết kế bám sát nội dung SGK, giảng dạy bởi đội ngũ thầy cô nhiều năm kinh nghiệm, giúp học sinh từ lớp 6-9 nắm chắc kiến thức và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra. Phụ huynh có thể tham khảo khóa học tại ĐÂY để chia sẻ áp lực và đồng hành cùng con học tốt!

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí!