Hành trang Tiếng Việt lớp 3 – Làm quen với chuyên đề phân loại từ

0
5745

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, học sinh sẽ được làm quen với nhiều chuyên đề, kiến thức thú vị, trong đó không thể bỏ qua phần phân loại từ. Nắm vững kiến thức trọng tâm của phân loại từ tạo tiền đề cho các em học tốt Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 3. 

Chuyên đề phân loại từ, giúp học sinh mở rộng vốn từ, biết cách sử dụng từ ngữ chính xác trong từng văn cảnh cụ thể. Đồng thời, làm quen với các loại từ và sử dụng chúng một cách thành thạo. Sau đây, cô Trần Thị Vân Anh – Giáo viên môn Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ tổng hợp chi tiết, cụ thể những kiến thức cơ bản về phân loại từ, mời quý phụ huynh và học sinh cùng tham khảo.

Nội dung chính của chuyên đề phân loại từ

Đến với chuyên đề phân loại từ của Tiếng Việt lớp 3, học sinh sẽ được học 3 phần chính như sau:

  • Từ chỉ sự vật
  • Từ chỉ đặc điểm
  • Từ chỉ hoạt động, trạng thái

Về cơ bản, học sinh sẽ được học theo trình tự từ những kiến thức đơn giản nhất cho đến nâng cao của phân loại từ. Chuyên đề được chia thành 3 bài giảng cụ thể, chi tiết, đảm bảo cho học sinh được rèn luyện, thực hành thành thạo. Mỗi phần của phân loại từ sẽ giúp trẻ trau dồi những kiến thức và kỹ năng khác nhau.

Chi tiết kiến thức của chuyên đề phân loại từ

Từ chỉ sự vật

Khái niệm: Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:

  • Con người và bộ phận của con người như: Tay, chân, đầu tóc, mắt, mũi,…
  • Con vật và bộ phận của con vật: Chó, mèo, gà, vịt,…
  • Cây cối và bộ phận của cây cối: Hoa hồng, hoa mai,…
  • Đồ vật: Bảng, bàn ghế, sách, vở,…
  • Những hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, nắng, sấm, chớp,…
  • Các cảnh vật: Bầu trời, mặt đất, dòng sông,…

Luyện tập: Cho các từ sau: Người, phượng vĩ, hổ, hòn đá, thác, cá, hoa Mai, cây cam, cha mẹ, cô dâu, chú rể, bàn, ghế, dê, hoa tai, cái kéo, thược dược, học sinh, rừng, cánh đồng. Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm từ chỉ sự vật đã học?

Dựa vào lý thuyết, chúng ta có các nhóm từ như sau:

  • Con người: Người, cha mẹ, cô dâu, chú rể, học sinh.
  • Con vật: Hổ, cá. 
  • Cây cối: Phượng vĩ, hoa mai, cây cam, thược dược. 
  • Đồ vật: Bàn, ghế, hoa tai, cái kéo.
  • Hiện tượng tự nhiên:
  • Cảnh vật: Hòn đá, thác, rừng, cánh đồng.

Từ chỉ đặc điểm

Khái niệm: Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ:

  • Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng,…
  • Tính cách: Hiền, dữ,…
  • Kích cỡ: Dài, ngắn, to, nhỏ,…
  • Cảm giác: Cay, mặn, ngọt,…
  • Tính chất: Đúng, sai, chất lỏng, rắn,…

Luyện tập: Tìm các từ chỉ đặc điểm theo yêu cầu sau: Hãy tìm 10 từ chỉ màu sắc, 10 từ chỉ kích cỡ, 10 từ chỉ tính cách, 10 từ chỉ cảm giác và 10 từ chỉ tính chất.

Dựa vào lý thuyết, chúng ta có các từ trong từng nhóm từ như sau:

  • Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, cam, trắng, đen, nâu, trắng xóa
  • Tính cách: Hiền, dữ, thông minh, dũng cảm, lười biếng, chăm chỉ, nhút nhát, nhanh nhẹn, trung thực, kiêu ngạo, tự tin.
  • Kích cỡ: Dài, ngắn, to, nhỏ, ồn ào, dữ dội, gầy, béo, còi cọc, vừa vặn.
  • Cảm giác: Mặn, ngọt, đắng, cay, bùi, nóng, lạnh, buồn, vui, cô đơn.
  • Tính chất: Lỏng, rắn, xơ, dẻo, mềm, nhũn, cứng, chặt, đúng, sai.

Từ chỉ hoạt động, trạng thái

Khái niệm: 

  • Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động của con người, con vật mà chúng ta có thể nhìn thấy được bên ngoài. 

Ví dụ các hoạt động: Chạy, nhảy, cười, nói,…

  • Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động tự diễn ra bên trong mà chúng ta không thể nhìn thấy được. 

Ví dụ các hành động: Suy nghĩ, buồn, vui, ghét,…

Luyện tập: Hãy chia các từ sau thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm: Yêu, làm, cấy, thùng, nhớ, mua, kể, câu chuyện, trận mưa, đặt, công ty, mất, sân chơi, máy tính.

Lưu ý: Với bài tập này, nếu học sinh không chú ý, khi đọc đề bài sẽ chia luôn thành 2 nhóm là từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái, nhưng đọc kỹ đề bài ta thấy trong các từ trên có cả từ chỉ sự vật. Vì vậy, chúng ta sẽ chia làm 2 nhóm sau:

  • Từ chỉ sự vật: Thùng, câu chuyện, trận mưa, công ty, sân chơi, máy tính.
  • Từ chỉ hoạt động, trạng thái: Yêu, làm, cấy, nhớ, mua, kể, câu chuyện, đặt, mất.

Trên đây, là những kiến thức trọng tâm của chuyên đề phân loại từ trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, bố mẹ tham khảo để đồng hành cùng con trong năm học mới. 

Ngoài ra, muốn tạo hành trang cho con học tốt môn tiếng Việt lớp 3, quý phụ huynh có thể tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2020-2021 của HOCMAI để củng cố và bổ trợ kiến thức cho con. Khóa học dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 giúp trẻ nắm vững kiến thức, chắc tư duy môn Tiếng Việt thông qua hai khóa học Trang bị kiến thức và Ôn luyện.

Đồng thời, cha mẹ cũng dễ dàng theo sát lộ trình học và sự tiến bộ của con trong quá trình học. Với những giáo viên nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các con. Qua đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, kỹ năng và tạo đà bứt phá điểm số trong năm học mới.

Phụ huynh ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ cho con ngay dưới đây:  https://hocmai.link/Hoc_thu_mien_phi_lop_2_5