[Học hè online cùng HOCMAI] Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học – Ngữ văn 7

0
1988

Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là dạng bài trọng tâm trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Cô Nguyễn Thị Vân Anh  – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh nắm vững kỹ năng viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Xem đầy đủ bài giảng của cô Vân Anh tại đây:

A. Lý thuyết

1. Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?

Khái niệm: Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là bộc lộ tình cảm, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học (một bài thơ, một bài ca dao, một truyện ngắn,…)

Ví dụ: 

Đề 1: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

Đề 2: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

2. Cách làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học không chỉ nêu lên nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm mà quan trọng là phải nêu được những tình cảm, cảm xúc của người làm văn trước những nội dung hay nghệ thuật đó.

Dàn ý chung:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc chung của mình dành cho tác phẩm đó. 

Thân bài: Bộc lộ, trình bày, phân tích những cung bậc tình cảm cụ thể đối với từng khía cạnh khác nhau của tác phẩm. 

Kết bài: Đánh giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.  

B. Thực hành

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc chung về bài thơ. 

  • Giới thiệu tác giả: “Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, một danh nhân văn hóa thế giới, Người còn được biết đến là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.”
  • Giới thiệu tác phẩm: “Người đã để lại cho đời nhiều bài văn, bài thơ hay, trong đó có bài thơ “Cảnh khuya” 
  • Hoàn cảnh sáng tác: “bài thơ “Cảnh khuya” được viết vào năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.”
  • Cảm xúc chung về bài thơ: Bài thơ khiến chúng ta xúc động không chỉ bởi tình yêu thiên nhiên say đắm mà còn bởi lòng yêu nước thương dân sâu nặng của Bác

b) Thân bài: 

  • Đắm say, ngây ngất khi lạc vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình ở 2 câu thơ đầu. 

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

=> Trình bày những liên tưởng, suy ngẫm qua các tín hiệu nghệ thuật

  • Hai câu thơ khép lại bằng âm mở “a” 
  • Âm thanh tiếng suối – Nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát
  • Màu sắc, hình ảnh, đường nét: Ánh trăng hòa với vòng cổ thụ và những bông hoa – Nghệ thuật điệp ngữ

=> Bức tranh thiên nhiên đậm chất thơ, chất nhạc, chất họa

Tâm hồn Hồ Chí Minh rất yêu và say đắm trước thiên nhiên.

  • Xúc động, cảm phục trước tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng của Bác được gửi gắm trong 2 câu thơ cuối. 

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

=> Trình bày những liên tưởng, suy ngẫm qua các tín hiệu nghệ thuật

  • Hình ảnh so sánh “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

c) Kết bài: Đánh giá những giá trị nội dung, nghệ thuật

Như vậy, chỉ với 4 câu thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, vừa có sự kết hợp giữa chất cổ điển vừa có những bước đột phá, thể hiện tính chất hiện đại. Bài thơ không chỉ thể hiện được tâm hồn của Bác mà còn thể hiện được nhân cách cao đẹp của Người – một thi sĩ đồng thời cũng là một chiến sĩ cách mạng. Dù bài thơ đã cách chúng ta đã gần trăm năm, nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ ta đều cảm động khi bắt gặp ở đó một tâm hồn, một nhân cách Hồ Chí Minh cao đẹp. 

Trên đây là những hướng dẫn của cô Vân Anh giúp học sinh học bước đầu làm quen và nắm vững một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài biểu cảm về một tác phẩm văn học. 

>> Bứt phá Ngữ văn 7 cùng cô Vân Anh, tìm hiểu ngay tại đây.

Một bài văn biểu cảm hay yêu cầu phải có những cảm nhận riêng, hồn nhiên, tinh tế về cảnh, con người, sự việc trong tác phẩm văn học; cái hay về ngôn từ cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm văn học. Do đó, học sinh cần đọc kĩ các tác phẩm văn học để cảm nhận rõ những cảm xúc của chính mình, từ đó diễn đạt lại thành lời văn, nói lên cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm trên cơ sở những ấn tượng đó. 

>> Học hè an toàn, hiệu quả ngay tại nhà cùng chương trình Học hè online cùng HOCMAI. Chương trình được phát sóng hoàn toàn miễn phí vào 16h00 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần trên Hệ thống fanpage và youtube của HOCMAI THCS. 

Ngoài ra để học sinh chủ động bổ sung thêm nhiều kiến thức mới trước khi quay lại trường, phụ huynh và học sinh tham khảo thêm Chương trình Học tốt 2021-2022 tại HOCMAI. Khóa học được thiết kế với chu trình học 4 bước HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA, lộ trình rõ ràng, bám sát chương trình SGK hiện hành, trang bị  đầy đủ các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9. 

Tham khảo ngay tại đây!