[Học online cùng HOCMAI] Ngữ văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

0
1328

Để giúp học sinh ghi nhớ và phân biệt được các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã hệ thống lại các kiến thức trọng tâm, cần nhớ sau đây.

Phụ huynh, học sinh có thể xem chi tiết bài giảng tại đây! 

Hệ thống kiến thức cần nhớ

Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, trọn vẹn, hàm súc và có kết cấu bền vững thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất và con người xã hội. Đặc biệt, trong tục ngữ thường có nghĩa đen (nghĩa trên bề mặt) và nghĩa bóng (nghĩa hàm ẩn).

Vai trò: Trong đời sống của nhân dân ta, tục ngữ có vai trò quan trọng và thường được vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống giúp cho nhân dân ta có kinh nghiệm nhìn nhận, ứng xử, thực hành vào đời sống, làm đẹp, sâu sắc cho lời nói. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

Đặc điểm của tục ngữ

– Hình thức ngắn gọn, số lượng từ ít, rất súc tích.

– Vần: Thường giao vần lưng.

– Các vế: Đối xứng cả hình thức và nội dung.

– Hình ảnh: Cụ thể, sinh động, sử dụng cách nói quá, so sánh, ẩn dụ…

Đặc điểm của tục ngữ.

Đọc và tìm hiểu các câu tục ngữ

Chia 8 câu tục ngữ làm 2 nhóm: 

  1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên: Câu 1, 2, 3, 4.

Câu 1: Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

– Nội dung: Tháng 5 ngày dài đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn đêm dài. Đây là quy luật của thời gian.

– Cơ sở thực tiễn: Quan sát ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các tháng trong năm.

– Vận dụng: Tính toán sắp xếp công việc cho phù hợp, chú ý giữ gìn sức khỏe.

– Nghệ thuật: Hai câu thơ 7 chữ có vần, có nhịp. Từ ngữ giản dị, gần gũi, giàu hình ảnh.

Câu 2: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 

– Nội dung: Đêm trước nếu trời có nhiều sao thì hôm sau sẽ nắng. Ngược lại, nếu trời ít sao thì hôm sau sẽ mưa. 

– Cơ sở thực tiễn: Trời nhiều sao thì ít mây do đó sẽ nắng và ngược lại. Song không phải lúc nào ít sao cũng mưa. 

– Vận dụng: Nhìn sao dự đoán được thời tiết, để từ đó người nông dân có thể sắp xếp công việc cho phù hợp.

– Nghệ thuật: Câu có tám tiếng ngắn gọn. Gieo vần “ắng” ở tiếng thứ 4 và thứ 5. 

Cô Trang hướng dẫn đọc và tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên.

Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

– Nội dung: Trên trời xuất hiện những áng mây có màu mỡ gà là trời sắp có bão.

– Cơ sở thực tiễn: Đúc kết từ kinh nghiệm quan sát bầu trời. 

– Vận dụng: Dự đoán bão để chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu và thu xếp công việc.

– Nghệ thuật: Câu bảy chữ ngắn gọn, gieo vần “à” ở tiếng thứ 3 và 5. Từ đó, mọi người có thể dễ nhớ và dễ thuộc để đọc theo. 

Câu 4: Tháng Bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

– Nội dung: Kiến bò nhiều và lên cao vào tháng 7 là dấu hiệu trời sắp có mưa to bão lụt.

– Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm thực tế tháng 7 là mùa lũ, quan sát hoạt động của loài kiến vào thời gian này. 

– Vận dụng: Chủ động phòng chống bão lụt.

– Nghệ thuật: Câu 8 chữ ngắn gọn, gieo vần “o” ở tiếng thứ 4 và 6 giúp cho mọi người dễ nhớ và dễ thuộc. 

  1. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất: Câu 5, 6, 7, 8.

Câu 5: Tấc đất tấc vàng.

– Nội dung: Đất được coi như vàng, quý như vàng. Điều đó khẳng định giá trị của đất đai. 

– Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm sử dụng đất.

– Vận dụng: Phê phán hiện tượng lãng phí đất, đề cao giá trị của đất.

– Nghệ thuật: Bốn tiếng ngắn gọn, so sánh “Tấc đất với tấc vàng”.

Câu 6: Nhất canh trì. Nhị canh viên. Tam canh điền.

– Nội dung: Thứ tự các nghề, công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người, nhất là nuôi cá, nhì là làm vườn, ba làm ruộng. 

– Cơ sở thực tiễn: Dựa vào giá trị thực tiễn kinh tế của các nghề. 

– Vận dụng: Con người sẽ biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

– Nghệ thuật: 9 tiếng một câu ngắn gọn, ngắt nhịp 3/3/3, gieo vần ở tiếng thứ 6 và 9.

Cô Trang hướng dẫn đọc và tìm hiểu các câu tục ngữ về lao động sản xuất. 

Câu 7: Nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống. 

– Nội dung: Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước, phân, chuyên cần, giống lúa đối với nghề trồng lúa nước. 

– Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm trồng lúa nước của nông dân ta. 

– Vận dụng: Thấy được tầm quan trọng và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong quá trình trồng lúa nước. 

– Nghệ thuật: Câu 8 tiếng, ngắt nhịp 2/2/2/2, gieo vần tiếng thứ 4 và 6.

Câu 8: Nhất thì nhì thục. 

– Nội dung: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa với nghề trồng trọt.

– Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm trồng lúa nước của nông dân ta. 

– Vận dụng: Vận dụng vào công việc trồng trọt và cuộc sống. Khi biết chú trọng vào các yếu tố cần thiết thì công việc sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. 

– Nghệ thuật: Câu có 4 tiếng ngắn gọn, ngắt nhịp 2/2, gieo vần tiếng thứ 2 và thứ 3 giúp cho người nghe dễ nhớ, dễ thuộc. 

Trên đây là những kiến thức quan trọng trong bài học “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”. Đây cũng là nội dung kiến thức trọng tâm trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn lớp 7. Tuy nhiên, để học sinh được học theo một lộ trình bài bản, khoa học nhất trong học kỳ II, đặc biệt là được trang bị trước kiến thức cho năm học tới, phụ huynh, học sinh có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2020-2021 của HOCMAI

Chương trình gồm 2 khóa Trang bị kiến thứcÔn luyện cho các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Lịch sử cũng như bổ sung thêm lộ trình học khép kín 4 bước đối với môn Toán và Ngữ văn giúp học sinh chắc kiến thức, kỹ năng, tự tin bứt phá điểm số trong năm học mới. 

Đặc biệt, khi đăng ký Chương trình Học tốt 2020-2021, phụ huynh, học sinh sẽ được tặng Chương trình Học tốt học kỳ II của năm học 2019-2020 giúp học sinh hệ thống và làm thành thạo bài tập kiến thức trong học kỳ II, nâng cao thành tích học tập cuối năm học này. 

>>> TÌM HIỂU NGAY TẠI https://bit.ly/BÍ-KÍP-CHINH-PHỤC-9-10

Mọi thông tin thắc mắc về chương trình vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được giải đáp miễn phí!