[Học hè online cùng HOCMAI] Hệ thống kiến thức trọng tâm chương trình Sinh học 9

0
1975

Sinh học lớp 9 có nhiều nội dung quan trọng và liên quan tới thực tiễn, đóng vai trò là kiến thức nền tảng giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức Sinh học ở các lớp cao hơn. Trong đó, học sinh sẽ được tiếp cận 2 mảng nội dung lớn: Cơ chế di truyền, biến dị và Sinh vật với môi trường. 

Để hệ thống kiến thức hiệu quả, giúp học nhanh, nhớ lâu, các bạn học sinh nên sử dụng sơ đồ tư duy để tái hiện lại kiến thức trọng tâm, từ đó dễ dàng lên kế hoạch cho việc học tập. 

A. Khái quát kiến thức trọng tâm chương trình Sinh học 9

Theo cô Hà chia sẻ, chương trình Sinh học 9 gồm 2 nội dung lớn quan trọng, đó là: Di truyền và biến dị; Sinh vật và môi trường sống. Nội dung kiến thức sẽ giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng của chính cơ thể con người chúng ta và thế giới sinh vật xung quanh.

1. Cơ chế di truyền, biến dị

Tham khảo sơ đồ tư duy sau: 

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Về phần cơ chế và biến dị học sinh sẽ được tìm hiểu 4 nội dung cơ bản: Di truyền, biến dị, di truyền học người và ứng dụng di truyền học. 

Trong đó, di truyền và biến dị là 2 mảng nội dung khó nhất vì vừa có kiến thức lý thuyết và bài tập, đây cũng là nội dung chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn ở chương trình Sinh học lớp 12. Vì vậy các bạn học sinh nhớ chú ý theo dõi kĩ nội dung kiến thức và ôn bài thật tốt để không bỏ lỡ những nội dung kiến thức quan trọng. 

2. Sinh vật và môi trường

Tham khảo sơ đồ tư duy sau: 

Về phần sinh vật và môi trường, gồm có 5 nội dung chính: Ảnh hưởng của môi trường đối với sinh vật; Ảnh hưởng của sinh vật với sinh vật; Hệ sinh thái; Con người với môi trường sống; Bảo vệ môi trường.

Các loài sinh vật trên trái đất đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời khỏi môi trường sống. Nội dung kiến thức về Sinh vật và môi trường sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn về thế giới sinh vật diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày. 

B. Một số khái niệm phải nắm vững khi học về Di truyền – Biến dị

Để giúp học sinh dễ dàng học và tiếp thu nội dung về di truyền – biến dị, cô Hà hướng dẫn một số khái niệm cơ bản sẽ được dùng xuyên suốt khi tìm hiểu về nội dung này. 

1. Khái niệm cơ bản về di truyền

– Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

– Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

=> Hai quá trình này diễn ra song song với nhau và gắn liền với quá trình sinh sản hữu tính.

2. Menđen

– Phương pháp nghiên cứu của Menđen là: phương pháp phân tích các thế hệ lai.

Bước 1: Tạo dòng thuần chủng

Bước 2: Lai dòng thuần

Bước 3: Sử dụng toán xác suất để xử lý các quy luật di truyền

Bước 4: Đưa ra giả thuyết khoa học

Bước 5: Tiến hành thí nghiệm, kiểm chứng

– Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có các đặc điểm ưu việt: Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt; Kinh phí rẻ; Vòng đời ngắn; Các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.

– Nội dung:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).

+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.

Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:

– Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.

3. Một số thuật ngữ:

– Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

– Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

– Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.

– Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

4. Một số kí hiệu

Một số kí hiệu sẽ được dùng khi chúng ta học về di truyền – biến dị: 

– P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.

– × là Phép lai.

– G (gamete): giao tử; ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).

– F (filia): thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.

Trên đây là những hướng dẫn của cô Hà về hệ thống kiến thức Sinh học lớp 9 và một số khái niệm cần nhớ liên quan tới Menđen – Di truyền học, giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về chương trình học. Sinh học 9 về cơ bản là nội dung giản lược của chương trình Sinh học lớp 12, vì vậy nếu học tốt Sinh học 9 thì sau này các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới ở các lớp trên. 

> Cùng cô Hà chinh phục Sinh học lớp 9, đăng ký nhận ngay bài giảng học thử tại đây. 

Khóa học tốt Sinh học 9 được thiết kế bài bản và khoa học, nội dung bám sát SGK, với chu trình 4 bước khép kín HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA . Với phong cách giảng dạy sôi nổi, mỗi bài giảng của thầy Việt đều tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, khơi dậy niềm đam mê với môn Toán ở học sinh, giúp các em bứt phá điểm số.

Ngoài ra, phụ huynh và học sinh tham khảo thêm nhiều môn học khác trong Chương trình Học tốt 2021 – 2022 (gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9). 

>> Đăng ký nhận tư vấn và tham gia học thử miễn phí, quý phụ huynh để lại thông tin tại đây.