[Học online cùng HOCMAI] – Tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt tuần 20 (6/4-11/4)

0
1304

Trong học kỳ I – Tiếng Việt lớp 4, các con đã được học và tiếp xúc với bài văn miêu tả đồ vật. Đến với học kỳ II, các con sẽ được làm quen với nhiều dạng bài hơn. Cụ thể, trong bài viết dưới đây, cô Thùy Dương sẽ hướng dẫn con lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối.

Hi vọng, đây sẽ nguồn tài liệu hữu ích để cha mẹ giúp con học tốt môn Tiếng Việt tại nhà.

Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

Bất cứ bài tập làm văn nào cũng bao gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

Mở bài trong bài văn miêu tả cây cối

  • Trong phần mở bài, các con sẽ đi giới thiệu bao quát về cây mà con dự định sẽ miêu tả. Có 2 cách mở bài mà con có thể áp dụng đó là: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
  • Đối với mở bài trực tiếp, con sẽ viết thật ngắn gọn, đi trực tiếp vào vấn đề. Ví dụ: “Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên đường. Hàng nhãn xanh mướt là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ tuôi.”=> Mở bài đi trực diện vấn đề, ngay câu đầu đã cho người đọc thấy được đối tượng được miêu tả là câu nhãn.
  • Đối với mở bài gián tiếp, chúng dài hơn, khó hơn mở bài trực tiếp. Tuy nhiên, cách mở bài gián tiếp lại mang tới nhiều cảm xúc hơn cho người đọc, người xem . Ví dụ: “Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết (Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi.). Dù đi đâu xa, tôi vẫn luôn giữ trong tim mình hình ảnh quê hương với cây gạo đỏ hoa mỗi khi tháng ba về, với dòng sông uốn lượn quanh co và đặc biệt là hình ảnh cây nhãn vườn nhà. Nhãn là loại cây phổ biến ở quê hương tôi và cũng là thức quà quê ngọt ngào của tuổi thơ tôi

=> Dù là miêu tả theo cách nào thì cũng cần giới thiệu tên của đối tượng cần miêu tả 

Thân bài trong bài văn miêu tả cây cối

Trong phần thân bài, các con có thể tả từng bộ phân của cây hoặc tả theo thời kỳ phát triển của cây hoặc tả cây theo mùa.

  • Tả về bộ phận của cây, các con lưu ý nên tả theo trình tự về mặt không gian từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới hoặc tả theo ấn tượng của người viết,…
  • Tả theo thời kỳ phát triển của cây thì lưu ý tả cây từ lúc con non đến khi trưởng thành, từ lúc cây sum suê lá xanh đến khi ra hoa, ra quả thu hoạch
  • Tả cây theo mùa, các con sẽ chú trọng làm nổi bật sự thay đổi của cây theo mùa (màu sắc lá, hình thái cây,…)

Kết bài trong bài văn miêu tả cây cối 

Phần kết bài trong bài văn miêu tả cây cối, con cần nêu lợi ích của cây hoặc ấn tượng đặc biệt/ tình cảm của con với cây.

Ví dụ: “Cây vú sữa vừa cho trái ngon, vừa che mát sân nhà. Gió reo, lá cây vú sữa trò chuyện cùng nhau, cành lá lao xao như bản nhạc góp vui cho khung cảnh thanh bình của quê nhà”.

=> Lợi ích của cây: trái ngon, che mát sân nhà,…

Để con học tốt môn Tiếng Việt 4 tại nhà, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp Học Tốt – HKII. Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được tiếp cận với hệ thống bài giảng bám sát chương trình học đồng thời trải nghiệm kho bài tập phong phú với nhiều dạng bài tập hấp dẫn.

Đăng ký ngay cha mẹ nhé!