Học tốt Ngữ văn 6 bộ Cánh diều: Nắm chắc kiến thức về “Từ láy và ẩn dụ” cùng thầy Nguyễn Thanh Toàn

0
1889

“Từ láy và ẩn dụ” là kiến thức Ngữ văn quan trọng nhưng có phần “khó nhằn” mà học sinh sẽ phải sử dụng rất nhiều từ lớp 6 tới tận lớp 12. Chính vì vậy, các em cần đặc biệt lưu ý ngay từ những bài học đầu tiên. Phụ huynh cùng giúp con lắng nghe bài giảng của thầy Nguyễn Thanh Toàn – Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI và tham khảo bài viết dưới đây để nắm vững phần kiến thức này nhé.

Video bài giảng chi tiết của thầy Toàn:

Trước khi bước vào bài học, thầy Toàn đưa ra một bài tập nhỏ cho các bạn học sinh suy nghĩ và nêu ra quan điểm cá nhân. Đó là “So sánh về 2 cách diễn đạt dưới đây”:

“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất nhẹ như là rơi trên bông”

Và:

“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

Bài tập nhỏ mở đầu bài học của thầy Toàn

Thầy Toàn giảng giải cho các bạn học sinh sự giống nhau và khác nhau trong 2 cách diễn đạt trên.

Trước hết, về sự giống nhau. Cả 2 cách diễn đạt trên đều đang diễn tả tiếng rơi của một chiếc lá đa.

Còn về sự khác nhau, ta dễ dàng nhận thấy được:

– Ở câu 1: Dùng từ “nhẹ” “trên bông” để mô tả về tiếng rơi.
– Ở câu 2: Dùng từ “mỏng” “nghiêng” để mô tả về tiếng rơi.

Qua đó, thầy Toàn rút ra bài học tiếp thu cho học sinh: 

Cách diễn đạt thứ hai đã cho người đọc thấy được sự liên tưởng, từ đó cảm thấy thú vị hơn. Bản chất của các từ “mỏng” “nghiêng”, bình thường sẽ được cảm nhận bằng thị giác, nhưng qua cách miêu tả khéo léo của tác giả Trần Đăng Khoa, người ta dễ dàng cảm nhận được bằng thính giác. Đây cũng là biện pháp nghệ thuật được rất nhiều thi sĩ sử dụng trong việc sáng tác thơ ca.

I/ Mục tiêu bài học

Với bài học “Thực hành tiếng Việt: Từ láy và ẩn dụ”, thầy Toàn đặt ra mục tiêu sau khi hoàn thành bài học cho các bạn học sinh như sau:

Về kiến thức:

  • Biết cách nhận biết, phân loại được những từ láy trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt.
  • Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ.

Về thái độ học tập:

  • Chăm chỉ và ham học
  • Trau dồi, tự làm giàu vốn từ của bản thân
  • Trân trọng và tự hào về cái hay, cái đẹp khi sử dụng tiếng Việt

II/ Khám phá kiến thức

1. Từ láy

Thầy Toàn đưa ra khái niệm cho học sinh ghi nhớ: “Từ láy là từ mà có các tiếng giống nhau hoặc tương tự với nhau về âm hoặc vần của tiếng đứng trước và tiếng đứng sau”.

Có 2 loại từ láy:

– Từ láy toàn bộ (VD: thăm thẳm, đo đỏ,…)
– Từ láy bộ phận (VD: thơ thẩn, dào dạt,…)

Và để giúp các bạn học sinh hiểu sâu hơn về từ láy, thầy Toàn đã đưa ra phiếu học tập số 1 dưới đây:

Học sinh có khoảng thời gian là 1 phút để tìm từ láy và chỉ ra những tác dụng của từ láy trong 2 câu thơ trên. Hết thời gian, thầy Toàn đưa ra câu trả lời chính xác để học sinh tự có sự đối chiếu, so sánh với bài làm ở phiếu học tập của mình.

Thầy Toàn đưa ra đáp án chính xác của phiếu học tập số 1.

Tiếp đó, để chỉ ra những tác dụng của những từ láy trên, thầy Toàn giảng giải:

Ở câu thơ đầu tiên, 2 từ láy “chắt chiu” “dãi dầu” đã tạo ra sự liên tưởng thú vị về hình ảnh người mẹ tảo tần, chịu thương, chịu khó. 

“Chắt chiu”: sự tiết kiệm, gom góp, dành dụm lại để lo cho con cái của những người mẹ
“Dãi dầu”: sự vất vả, cực khổ trong lao động của người mẹ.

Ở câu thơ thứ hai, “rưng rưng” “nghẹn ngào” là 2 từ láy thể hiện những cảm xúc xúc động, không nói nên lời của người con khi về thăm mẹ của mình.

Sau khi hoàn thành phiếu học tập số 1, học sinh hoàn toàn đã có thể tự đưa ra được những nhận xét về tác dụng của việc sử dụng từ láy trong diễn đạt dưới sự hướng dẫn của thầy Toàn.

Đó là:

“Từ láy giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”

Ví dụ dưới đây sẽ là minh chứng rõ rệt cho tác dụng trên của từ láy:

– Sau cơn mưa, trong vòm lá xanh mướt, thấp thoáng màu tim tím của những bông hoa bằng lăng.
– Sau cơn mưa, trong vòm lá xanh mướt, thấp thoáng màu tím của những bông hoa bằng lăng.

Từ láy “tim tím” mà tác giả sử dụng ở ví dụ thứ nhất đã gợi cho người đọc sắc độ màu tím của hoa bằng lăng. Có thể đây là màu tím nhạt, tạo ra sự liên tưởng nhìn ngắm hoa bằng lăng thấp thoáng từ đăng xa.

Còn ở ví dụ thứ hai thì “màu tím” chỉ đơn thuần là một màu tím và không có sự liên tưởng thú vị, sống động nào được gợi lên sau khi đọc.

2. Biện pháp tu từ ẩn dụ

a. Khái niệm 

Ở phần kiến thức này, thầy Toàn tiếp tục đưa ra phiếu học tập số 2 cho các bạn học sinh cùng nhau hoàn thành.

Học sinh có 3 phút để hoàn thành phiếu học tập số 2.

Dưới đây là gợi ý mà thầy Toàn đưa ra để giúp học sinh có sự đối chiếu, so sánh với câu trả lời trên phiếu học tập của mình:

Điểm khác nhau:

“Con vành khuyên” trong cách diễn đạt số 1 được thay bằng từ “con” trong cách số 2.

Điểm tương đồng:

Con chim vành khuyên để chỉ con gái của tác giả còn nhỏ tuổi.
Chim vành khuyên giống như em bé lứa tuổi mầm non.

=> Hình ảnh con chim vành khuyên chính là hình ảnh ẩn dụ.

Câu trả lời cho phiếu học tập số 2.

Từ phiếu học tập số 2, thầy Toàn đem đến những khái niệm về kiến thức mới cho các bạn học sinh làm quen:

Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b. Phân loại ẩn dụ

Hiểu và tìm được ẩn dụ là một chuyện, nhưng phân loại ẩn dụ lại là chuyện còn khó hơn nữa. Và phiếu học tập số 3 sẽ giúp học sinh giải quyết được phần kiến thức “khó nhằn” này.

Học sinh có 5 phút để hoàn thành phiếu học tập số 3.

Hết 5 phút, thầy Toàn “giải quyết” cả 4 ví dụ ở phiếu học tập số 3 để giúp học sinh hiểu bài hơn:

Ví dụ 1 (4 câu thơ của Phan Thế Cải):

“Tiếng cười của bố” được nhận biết bằng thính giác, nhưng lại được nhà thơ sử dụng đi kèm với từ “ướt” vốn chỉ được cảm nhận dựa trên cảm giác.

=> Đây chỉnh là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Ví dụ 2 (2 câu thơ của Viễn Phương):

Hình ảnh “mặt trời trong lăng” ẩn dụ cho hình ảnh Bác Hồ. Ở đây có sự tương đồng về sự ấm áp, mang lại nguồn sống cho dân tộc Việt Nam cũng như vạn vật. 

=> Đây chính là ẩn dụ phẩm chất.

Ví dụ 3 (2 câu thơ của Nguyễn Du):

“Lửa lựu lập lòe đơm bông”: Sự tương đồng sắc đỏ giữa những bông lựu và ngọn lửa đã khiến tác giả có những hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ.

=> Đây chính là ẩn dụ hình thức.

Ví dụ 4 (2 câu thơ của Hồ Chí Minh):

“Trồng người” ẩn dụ cho hình ảnh người làm ra thành quả.

=> Đây chính là ẩn dụ cách thức.

c. Ẩn dụ và so sánh

Thầy Toàn đặc biệt lưu ý với học sinh về sự khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh:

“Biện pháp tu từ ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở của sự so sánh các vật có nét tương đồng. Trong đó một trong hai vế của nghệ thuật ẩn dụ bị khuyết, người đọc cần ngầm hiểu điều được so sánh”.

Trên đây là những kiến thức mới mà thầy Nguyễn Thanh Toàn hướng dẫn học sinh trong video bài giảng “Thực hành tiếng Việt: Từ láy và ẩn dụ”, môn Ngữ văn 6, bộ Cánh diều.

Phụ huynh có con sắp vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 tới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. Chương trình chính là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 chuẩn bị kiến thức từ hè và sẵn sàng trước những đổi mới của sách giáo khoa và chương trình học khi bước vào năm học mới.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !