Bài đọc “Thánh Gióng” nằm trong bài học số 1: “Lắng nghe lịch sử nước mình”, môn Ngữ văn lớp 6, bộ Chân trời sáng tạo. Phụ huynh, học sinh cùng lắng nghe bài giảng của cô Đỗ Gia Linh – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI và tham khảo bài viết dưới đây để nắm được những kiến thức cần thiết về vị anh hùng – “Tráng sĩ vô danh” của dân tộc nhé.
Chi tiết bài giảng “Thánh Gióng” của cô Linh:
Trước khi bước vào bài học, cô Linh giới thiệu với các bạn học sinh về Quần thể di tích đền Sóc. Đây là nơi được xây dựng để tôn vinh người anh hùng làng Gióng – nhân vật trung tâm trong bài học.
Theo đó, khu di tích đền Sóc thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội. Đền phụng thờ Thánh Gióng – người anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. Khu di tích bao gồm:
– Đền Trình: Thờ quan thần linh núi Sóc
– Đền Mẫu: Thờ mẹ thân sinh ra Thánh Gióng
– Đền Thượng: Thờ Thánh Gióng cùng chư vị thánh thần
– Núi Đá Chồng: Nơi Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh đuổi quân xâm lược
– & một số hạng mục khác…
I. Mục tiêu bài học:
Cô Linh chỉ ra rằng bài học “Thánh Gióng” sẽ giúp các bạn học sinh phát triển những năng lực và phẩm chất dưới đây:
- Biết đọc truyền thuyết
- Biết tự học
- Yêu quê hương, đất nước
II. Khám phá kiến thức
1. Truyền thuyết Thánh Gióng
Để giúp các bạn học sinh nắm vững cốt truyện Thánh Gióng sau khi đọc xong truyền thuyết, cô Linh đã chuẩn bị phiếu học tập số 1 và đưa ra một số gợi ý như dưới đây, phụ huynh & học sinh cùng tham khảo nhé:
Từ đây, học sinh hoàn toàn có thể tự rút ra cho mình những thông tin bổ ích về cốt truyện truyền thuyết. Theo đó, các bạn học sinh cần lưu ý một số đặc trưng sau khi nhắc đến cốt truyện truyền thuyết:
– Xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
– Sử dụng các yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
– Cốt truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.
Áp dụng lý thuyết trên vào bài học, cô Linh đưa ra gợi ý đáp án như sau về đặc điểm cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng, qua đó học sinh có thể so sánh, đối chiếu với suy nghĩ bản thân.
Đặc điểm cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng là:
– Xoay quanh công trạng của người anh hùng làng Gióng được cộng đồng tôn thờ, liên quan đến sự kiện lịch sử diễn ra trong thời Hùng Vương thứ 6
– Sử dụng yếu tố kì ảo trong xây dựng cuộc đời và hành trạng của Thánh Gióng: từ ấu thơ cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ với dân tộc
– Cuối truyện gợi nhắc đến các dấu tích xưa còn lưu lại đến ngày nay: làng Cháy, tre đằng ngà, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
2. “Tráng sĩ vô danh”
Bên cạnh cốt truyện thì yếu tố nhân vật cũng vô cùng quan trọng. Nhân vật trung tâm của bài học chính là Thánh Gióng. Phiếu học tập số 2 sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn bao quát và đầy đủ về “Tráng sĩ vô danh” dưới sự hướng dẫn của cô Linh.
Một câu hỏi mở của bài học được cô Linh khéo léo đặt ra cho học sinh suy nghĩ: “Vì sao Thánh Gióng không có tên riêng?”. Để tìm ra đáp án cho câu hỏi này, cô giảng giải:
– Nhân vật anh hùng trong truyền thuyết thường hiện lên với một nhiệm vụ cụ thể
– Nhiệm vụ này quan trọng đối với cộng đồng, dân tộc
– Nhân vật Thánh Gióng sinh ra từ nhân dân, lớn lên nhờ nhân dân nuôi dưỡng, sẵn sàng ra trận để bảo vệ nhân dân
=> Thánh Gióng là người anh hùng đại diện cho nhân dân, hay còn được gọi là “Tráng sĩ vô danh” của cộng đồng.
Trên đây là những hướng dẫn của cô Đỗ Gia Linh về các nội dung kiến thức liên quan tới truyền thuyết Thánh Gióng, môn Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo.
Phụ huynh có con sắp vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 tới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. Chương trình chính là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 chuẩn bị kiến thức từ hè và sẵn sàng trước những đổi mới của sách giáo khoa và chương trình học khi bước vào năm học mới.
Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !