Học tốt Tin học 6: Tìm hiểu về “Các dạng thông tin” cùng thầy Đặng Xuân Đích

0
950

Tin học luôn là môn học mang tính ứng dụng cao và tạo được sự hào hứng cho học sinh mỗi khi bước vào bài học. Ở chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 sắp tới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những kiến thức mà học sinh được tiếp cận ở môn Tin sẽ còn được mang tính thực tế cao hơn nữa khi thầy cô đưa vào bài giảng những phương pháp dạy học sáng tạo, sống động và hiện đại. Mỗi bài học tiếp thu trên lớp xong đều sẽ trở thành một kỹ năng mới được các em “nạp” thêm vào trong cuộc sống hằng ngày của mình. 

Phụ huynh và học sinh cùng tham khảo bài viết về bài giảng môn Tin học 6: “Các dạng thông tin” của thầy Đặng Xuân Đích ở dưới đây nhé.

Ở phần mở đầu, thầy Đích đã dẫn dắt học sinh đi vào bài giảng của mình bằng một video âm nhạc. Trong video đó, có một người nghệ sĩ đang biểu diễn đàn piano. Qua đó, thầy Đích giảng giải cho học sinh thấy được rằng thông tin mà các em đang tiếp nhận lúc này được biểu diễn dưới dạng hình ảnh và âm thanh. Đó đều là các dạng biểu hiện của thông tin mà chúng ta có thể tiếp nhận được. 

1. Các dạng thông tin

Có 3 dạng thông tin chính:

– Dạng văn bản:
Là những gì được ghi lại bằng con số, chữ viết hay các kí hiệu trong sách vở, báo chí,…

– Dạng hình ảnh:
Là những hình vẽ minh họa trong sách báo, tranh vẽ, tấm ảnh chụp một người nào đó,…

– Dạng âm thanh:
Ví dụ như tiếng chim hót, tiếng đài radio, tiếng trống trường, tiếng bài hát…

Lưu ý:

Ngoài 3 dạng thông tin cơ bản trên, trong cuộc sống ta còn gặp các dạng thông tin khác như: mùi, vị, cảm giác (nóng, lạnh, vui buồn… )

2. Biểu diễn thông tin trong máy tính

Thầy Đích giảng giải: Để máy tính có thể giúp con người xử lý thông tin thì thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp.

Thầy đã khéo léo đưa ra các ví dụ về việc “cân đo đong đếm” trong cuộc sống hằng ngày như khối lượng bao gạo, quãng đường từ nhà đến trường hay thể tích chai nước uống,… Qua đó đặt ra câu hỏi mở cho học sinh thử suy nghĩ: “Theo các em, thông tin có đo được không?”.

Câu trả lời là: Đo được.
Và đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin là: Bit.
Bit là đơn vị nhỏ nhất được lưu trữ trong máy tính để biểu diễn hai trạng thái 0 và 1.
Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng các dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân).

Theo thầy Đích chia sẻ thì con người cần phải có sự “giao tiếp” với máy tính thì máy tính mới có thể nhận được những thông tin cần thiết mà con người muốn lưu trữ, truyền tải và biểu diễn. Con người có thể truyền thông tin cho máy tính thông qua bộ phận biến đổi. Thông qua bộ phận biến đổi, những thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh hay hình ảnh sẽ được chuyển thành thông tin dạng bit 0 và 1. Và những thông tin dạng bit như thế sẽ lại một lần nữa thông qua bộ phận biến đổi để truyền tải và biểu diễn theo nhu cầu của con người (dưới dạng âm thanh, văn bản, hình ảnh,… )

Mô hình quá trình thực hiện giao tiếp giữa con người và máy tính mà thầy Đích chia sẻ.

Bên cạnh đó, còn có một số khái niệm và thông tin và học sinh cần lưu ý:

Dữ liệu: là thông tin được lưu trữ trong máy tính

Để trợ giúp con người trong các hoạt động thông tin, máy tính cần thực hiện được 2 bước, đó là:

Bước 1: Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
Bước 2: Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành các dạng thông tin cơ bản.

Ngoài ra, bên cạnh đơn vị “bit”, ta cũng thường dùng đơn vị đo lượng thông tin là “byte”.
Quy đổi: 1 byte = 8 bit
Một số đơn vị bội của “byte” được thầy Đích chia sẻ trong bảng dưới đây, học sinh có thể tham khảo thêm:

Một số đơn vị đo lượng thông tin khác bên cạnh “bit”, “byte”.

Để học sinh hiểu bài hơn và dễ hình dung trong thực tế, thầy Đích đã đưa ra một ví dụ dưới đây:

  • Một bài hát có dung lượng khoảng 3.12 MB
  • Một USB 4 GB

Câu hỏi: Vậy USB đó lưu được tối đa khoảng bao nhiêu bài hát ?

Trả lời: 

Đổi 1 GB = 1024 MB => 4 GB = 4 x 1024 MB = 4096 MB
Mà 1 bài hát có dung lượng khoảng 3.12 MB
Vậy USB đó lưu được tối đa khoảng: 4096 / 3.12 1312 (bài hát).

Cuối bài học, thầy Đích giúp học sinh tổng kết lại toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Các em có thể lưu về để tham khảo, ghi nhớ hoặc tự tạo lấy sơ đồ tư duy của riêng mình nhé.

Sơ đồ tư duy “Các dạng thông tin” mà thầy Đích tổng hợp lại để giúp học sinh dễ ôn tập. 

Trên đây là những kiến thức vô cùng hữu ích và thú vị trong bài giảng về “Các dạng thông tin” môn Tin học lớp 6 mà thầy Đặng Xuân Đích đã chia sẻ. Thông qua bài học, học sinh đã hiểu hơn về số hóa thông tin giữa thời đại công nghệ số như hiện nay.

Từ năm học 2021 – 2022 tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai việc dạy và học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới dành cho học sinh khối 6. Bố mẹ có con sắp vào cấp hai còn đang băn khoăn, trăn trở, chưa biết việc học của con sẽ đổi mới ra sao thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. Chương trình sẽ là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 chuẩn bị kiến thức từ hè và sẵn sàng trước những đổi mới của sách giáo khoa và chương trình học khi bước vào năm học mới. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !