Hướng dẫn chữa đề số 11 môn Tiếng Việt

0
1256

Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con chữa đề số 11 môn Tiếng Việt. Phụ huynh và con cùng theo dõi để tránh mắc lỗi sai trong những những bài kiểm tra sắp tới. 

I. Cấu trúc đề: Gồm 7 bài tự luận

  1. Bài 1(1 điểm): Tìm từ không cùng nhóm
  2. Bài 2(1 điểm): Xác định từ ghép tổng hợp
  3. Bài 3(1 điểm): Xác định từ loại
  4. Bài 4(1 điểm): Câu hỏi về câu
  5. Bài 5(1 điểm): Tìm từ láy
  6. Bài 6(5 điểm): Tổng hợp (Từ, câu, tu từ, cảm thụ) 
  7. Bài 7(5 điểm): Tập làm văn

II. Hướng dẫn làm bài

Bài 1: Gạch dưới từ không cùng nhóm với các từ còn lại

  1. Tài sản, tài nguyên, tài giỏi, tiền tài
  2. Chăm chỉ, giản dị, dẻo dai, thanh mảnh
  3. Ngọc ngà, ngon ngọt, thơm phức, vui mừng
  4. Yên ả, róc rách, líu lo, ồn ã

Bài 2. (1 điểm)  Gạch dưới các từ ghép tổng hợp trong nhóm từ sau:

Mỏng manh”, “chờ đợi”, “trầm bổng”, “cánh diều”

“Mưa xuân”, “mái tóc”, “mong manh”, “trốn tránh

Bài 3: Xếp các từ được gạch chân dưới trong đoạn thơ sau vào 4 nhóm thích hợp: danh từ, động từ, tính từ, đại từ.

Chiều biên giới em ơi

Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông.”

(Trích Chiều biên giới – Lò Ngân Sủn)

– Danh từ: chiều, biên giới, nông trường.

– Động từ: chăng, nghe, mê say.

– Tính từ: sáng, mênh mông.

– Đại từ: em, ta.

Bài 4: Cho câu văn:

“Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú.”

  1. Chỉ rõ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) của câu văn trên. (Dùng dấu gạch chéo tách các thành phần câu và chú thích bên dưới câu văn). Cho biết kiểu câu của câu văn trên xét theo cấu tạo?

=> Đáp án: “Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản / tăng nhiều các loài chim nước / cũng trở nên phong phú.”

– Câu văn trên là câu ghép

2. Nêu tác dụng của các dấu phẩy trong câu trên.

– Dấu phẩy thứ nhất: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (ngăn cách hai trạng ngữ).

– Dấu phẩy thứ hai: ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính của câu (chủ ngữ và vị ngữ).

 

Bài 5: Tìm từ láy thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

  1. Thác nước đổ xuống ào ào / ầm ầm, bọt tung trắng xóa.
  2. Những tia nắng chói chang / rực rỡ / yếu ớt chiếu xuống mặt hồ. 

Bài 6: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện các yêu cầu:

(1) Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. (2) Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. (3) Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. (4) Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. (5) Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

(Trần Hoài Dương)

  1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.
  2. Từ “róc rách” trong câu (5) thuộc từ loại nào? Nó giúp em cảm nhận gì về dòng nước?
  3. Tìm hai từ ngoài đoạn văn trái nghĩa với “cao lớn”.
  4. Gạch dưới câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Nêu tác dụng của hình ảnh so sánh đó.
  5. Em có cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn trên? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 6 câu)

=> Đáp án:

a. (1) Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. (2) Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. (3) Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. (4) Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. (5) Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

b. Từ “róc rách’ là tính từ

Đây là từ mô phỏng âm thanh của tiếng nước chảy => Nó gợi cảm nhận về dòng nước chảy nhẹ (qua kẽ đá).

c. Các từ: nhỏ bé, thấp bé, tí xíu,…

d. (1) Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. (2) Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. (3) Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. (4) Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. (5) Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

Tác dụng của hình ảnh so sánh:

– Khiến câu văn thêm hay, giàu hình ảnh.

– Gợi tả màu sắc rực rỡ và sự lay động của những chiếc lá giống như ngọn lửa đang cháy => Vẻ đẹp và sự sinh động của cảnh vật, tài liên tưởng của tác giả.

e. *Hình thức*: đoạn văn khoảng 6 câu, đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.

* Nội dung:

– Giới thiệu vấn đề cần cảm nhận: cảnh thiên nhiên.

– Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, kết hợp các từ láy giàu sức gợi khiến cảnh được miêu tả thêm hay, giàu hình ảnh.

– Thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều hình ảnh đẹp, màu sắc tươi sáng, âm thanh nhẹ nhàng (nêu dẫn chứng)

=> Cảnh đẹp, sinh động, khá yên tĩnh, thanh bình.

=> Tài quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.

=> Thêm yêu mến, thích thú trước cảnh thiên nhiên. 

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp con làm tốt các bài văn kể chuyện. Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp ôn thi vào 6 – HM6 tại đây.

Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!