Hướng dẫn học sinh lớp 8-9 làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đạt điểm cao

0
14036

Teen lớp 8-9 hãy ghi nhớ và áp dụng những lưu ý dưới đây để đạt điểm cao bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nhé!

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là kiểu bài quen thuộc nhưng không hề dễ làm đối với học sinh lớp 8-9. Để làm tốt kiểu bài này, học sinh không những cần xác định đúng vấn đề cần nghị luận mà còn phải nắm chắc kiến thức văn bản và thành thạo kỹ năng phân tích, làm bài.

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ đưa ra các mẹo hay dưới đây nhằm hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hấp dẫn, đủ ý và chinh phục người chấm để đạt điểm cao. 

Cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI

Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

Theo cô Phượng, để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì học sinh cần hiểu được nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là như thế nào. Từ đó sẽ có hướng làm bài đúng và xây dựng được một dàn ý hấp dẫn để triển khai bài viết.

“Nghị” có nghĩa là đưa ra ý kiến của cá nhân; “Luận” là bàn bạc, đánh giá. Như vậy, nghị luận nghĩa là đưa ra ý kiến của cá nhân để bàn bạc, đánh giá về một vấn đề được yêu cầu trong một đoạn thơ, bài thơ. 

>> Đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ môn Ngữ văn TẠI ĐÂY!

Một số mẹo khi làm bài để đạt điểm cao

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận có vai trò vô cùng quan trọng trước khi học sinh viết bài. Vì nó sẽ giúp học sinh viết đúng vấn đề được yêu cầu cũng như tránh tình trạng viết lan man, ý tứ bài viết không rõ ràng. 

Ví dụ khi đề bài yêu cầu nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh thì vấn đề cần nghị luận ở đây là vẻ đẹp của thiên nhiên. Khi đã xác định được vấn đề cần nghị luận rồi, học sinh sẽ biết nên lấy dẫn chứng ở những đoạn thơ nào để phân tích và triển khai vấn đề. 

Học sinh cần xác định đúng vấn đề cần nghị luận khi viết bài.

Tìm luận điểm cho bài viết

Luận điểm của bài viết là những ý kiến, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu và nhất quán. Tuy nhiên, luận điểm của bài viết phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục người chấm.

Ví dụ với vấn đề cần nghị luận là vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh thì học sinh có thể nêu ra các luận điểm như: Vẻ đẹp trong thời khắc giao mùa và Những biến chuyển của thiên nhiên khi sang thu.

Lưu ý đến nghệ thuật ngôn từ của bài thơ, đoạn thơ

Một số nghệ thuật ngôn từ học sinh cần chú ý khi viết bài như “nhãn tự” của bài thơ; nhịp điệu của bài thơ; hình ảnh thơ; các phép tu từ từ vựng….

Ví dụ trong bài “Sang thu” thì hình ảnh “sương chùng chình” được coi là nhãn tự của bài thơ vì nó thật sự đắt giá khi tác giả đã lấy không gian để miêu tả thời gian, lấy cái hữu hình để miêu tả cái vô hình. Đặc biệt với việc sử dụng từ “sương chùng chình” đã cho thấy rất rõ cái ranh giới mong manh giữa hạ và thu một cách rõ nét. 

Bên cạnh đó, khi học sinh viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì nên đi phân tích từ nghệ thuật tới nội dung để làm sáng tỏ vấn đề cũng như để hiểu được hết cái hay, cái đẹp mà bài thơ mang đến.

Hoàn cảnh sáng tác 

Mỗi một bài thơ đều có xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác rõ ràng. Mỗi hoàn cảnh sáng tác như thế đều phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Do đó, khi nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thì học sinh cần hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác bài viết để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Ví dụ khi phân tích Ông đồ của Vũ Đình Liên thì đó là thời kỳ đất nước ta đang bị Tây hóa và mất dần văn hóa Phương Đông. Vì vậy tác phẩm Ông đồ chính là là một lời tiếc nuối, lời tri ân của tác giả trong bối cảnh lịch sử của dân tộc.

Tương tự, tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác khi tác giả Phạm Tiến Duật đang sống trong thời kỳ ác liệt của cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Hiểu được hoàn cảnh sáng tác như vậy sẽ giúp học sinh cảm nhận được không khí hào hùng được thể hiện trong từng câu thơ, hình ảnh thơ mà tác giả Phạm Tiến Duật viết ra. 

Sử dụng các thao tác lập luận

Trong bài nghị luận học sinh nên sử dụng linh hoạt các phép lập luận như phân tích, chứng minh, giải thích. Tuy nhiên để gây ấn tượng với người chấm học sinh nên sử dụng phép so sánh để có thể liên tưởng, mở rộng vấn đề để bài viết sâu sắc, dày hơn. Đặc biệt phải biết đưa các kiến thức lý luận vào thơ để phân tích, nghị luận. 

Sẵn sàng bộc lộ cái tôi cá nhân của mình

Thể hiện cái tôi cá nhân của mình trong bài viết sẽ giúp bài viết thêm phần thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên sẵn sàng bộc lộ cái tôi của mình không phải là tùy hứng mà cần dựa trên hoàn cảnh sáng tác, nghệ thuật ngôn từ để đánh giá và nói lên quan điểm của bản thân trong bài viết.

Trên đây là những yêu cầu và mẹo khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay để đạt điểm cao. Mong rằng với những chia sẻ của cô Phượng sẽ giúp học sinh lớp 8-9 làm tốt các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn sắp tới. 

Ngoài ra, để học tốt lớp 9 và ôn thi vào 10 hiệu quả, học sinh 2K7 hãy tham khảo Giải pháp HM10 toàn diện của HOCMAI. Với lộ trình học tập 3 bước toàn diện, khoa học sẽ giúp học sinh lớp 9 trang bị toàn diện kiến thức nền tảng trong năm học lớp 9, hệ thống các dạng bài/ chuyên đề quan trọng và rèn luyện kĩ năng, kiến thức thông qua việc luyện đề. Từ đó giúp teen đạt điểm 9, 10 trong các bài kiểm tra, bài thi quan trọng, đặc biệt là thi vào 10. Phụ huynh, học sinh hãy đăng ký học thử miễn phí ngay TẠI ĐÂY!

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021- 2022

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Trang bị và ôn tập toàn diện kiến thức, luyện chiến thuật làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi vào 10.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.