Hướng dẫn học sinh tiểu học viết mở bài, kết bài bài tập làm văn để đạt điểm 9, 10

0
9887

Viết mở bài, kết bài hay không những giúp học sinh giành được cảm tình của người chấm, người đọc mà còn khẳng định được chất lượng của bài viết. Cô Trần Thu Hoa – giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI – nền tảng học trực tuyến số 1 Việt Nam sẽ giúp các bạn học sinh làm sao để viết được một mở bài, kết bài hấp dẫn nhé.


Trong mỗi bài văn, phần mở bài và kết bài tuy không chiếm nhiều điểm như phần thân bài nhưng có vị trí quan trọng trong việc tạo nên một bài viết hoàn chỉnh. Nếu như phần mở bài có nhiệm vụ dẫn dắt người đọc bước vào thế giới cảm xúc của người viết thì phần kết bài có vai trò tổng kết, đánh giá những vấn đề đã được đặt ra ở phần mở bài và giải quyết ở phần thân bài.

Qúy phụ huynh có thể tham khảo về các bài giảng Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5, cũng như từ lớp 2-9 tại https://hocmai.link/dang-ky-nhan-bai-giang-mien-phi

Theo cô giáo Trần Thu Hoa, việc phân bổ thời gian hợp lý khi viết bài tập làm văn là điều cực kỳ quan trọng. Nếu phân chia không phù hợp, các bạn sẽ dễ sa đà quá vào một phần nội dung trong bài mà quên đi mất các phần còn lại thì cuối cùng bài viết rất khó để giành được cảm tình của người chấm.

Đối với cấp Tiểu học, các bạn học sinh sẽ làm quen với hai dạng bài tập làm văn là miêu tả và kể chuyện. Mỗi dạng bài với những đặc điểm khác nhau thì phần mở bài và kết bài cũng không giống nhau.

Dưới đây, cô Trần Thu Hoa sẽ giúp giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI – nền tảng học trực tuyến số 1 Việt Nam sẽ giúp các bạn học sinh làm sao để viết được một mở bài, kết bài hấp dẫn nhé.

Bài văn miêu tả

Đối với bài văn miêu tả bao gồm các dạng bài: tả người, tả cảnh và tả vật. Trong đó, kiểu mở – kết bài trực tiếp học sinh sẽ đề cập thẳng vào vấn đề cần viết trong bài, kiểu gián tiếp học sinh sẽ đi từ những vấn đề liên quan rồi dẫn dắt đến vấn đề cần viết.

Ví dụ về mở bài trực tiếp:

“Miền quê trung du (địa phương nơi sinh em) – vùng đất nơi em sinh ra và lớn lên, đây là nơi em yêu nhất”.

Ví dụ mở bài gián tiếp:

“Việt Nam, dải đất cong cong hình chữ S với rất nhiều cảnh đẹp. Em cũng từng được đi du lịch nhiều nơi. Em đã đến bãi cát vàng tuyệt đẹp ở Nha Trang hay những đồi cát ở Mũi Né. Em cũng đã từng được biết đến cái se lạnh, trầm buồn của đất trời Đà Lạt… Thế nhưng, dù đi đâu em vẫn thấy gần gũi nhất, thân thuộc nhất chính là nơi em đã sinh ra (địa phương nơi em sinh ra)”.

Ví dụ kết bài trực tiếp:

“Quê hương của em rất đẹp. Em yêu quê hương của em rất nhiều”.

Ví dụ kết bài gián tiếp:

“Miền quê nhỏ nhưng tình người luôn lớn bởi những người dân hiếu khách quê em. Nếu có cơ hội hãy ghé thăm miền quê trung du với những cánh đồng mướt xanh, những cánh cò bay lả và để gặp những con người thân thiện, đáng yêu”.

Các bạn học sinh hãy cùng xem những đặc điểm của từng kiểu mở – kết bài qua bảng so sánh dưới đây nhé!

So sánh Trực tiếp Gián tiếp

MỞ BÀI

Đặc điểm Giới thiệu trực tiếp về đối tượng miêu tả Giới thiệu những nội dung liên quan, dẫn dắt đến các yêu cầu của đề bài
Ưu điểm Dễ, nhanh, an toàn Hay, thu hút người đọc
Nhược điểm Không hấp dẫn người đọc Khó, cần có vốn hiểu biết, kiến thức phong phú

KẾT BÀI

Đặc điểm Thể hiện đặc điểm với đối tượng miêu tả Thể hiện tình cảm, gợi mở, mời gọi
Ưu điểm Đơn giản, nhanh Ấn tượng, hấp dẫn người đọc
Nhược điểm Quen thuộc, không ấn tượng Khó, yêu cầu tư duy

 

Theo cô Thu Hoa, dạng mở – kết trực tiếp an toàn, đơn giản với học sinh nhưng không tạo điểm nhấn cho bài viết, do đó khó lấy được điểm cao. Cô giáo khuyến khích các bạn đọc thêm sách vở, quan sát thế giới xung quanh để có thêm vốn hiểu biết phong phú. Từ đó khi áp dụng vào cách viết gián tiếp sẽ giúp các em có được bài văn có chiều sâu và đạt được điểm cao.

Bài văn kể chuyện

Một bài văn kể chuyện bao giờ cũng cần phải hội tụ đầy đủ 5 yếu tố bao gồm: thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến và kết thúc.

Trong đó, thời gian, địa điểm và nhân vật là 3 yếu tố có thể xuất hiện trong phần mở bài. Diễn biến là thân bài và kết thúc là phần kết bài.

Ở phần mở bài, học sinh có thể chọn một trong ba yếu tố thời gian, địa điểm và nhân vật để dẫn dắt vào bài hoặc có thể sử dụng cùng lúc cả ba yếu tố này đan xen với nhau để câu chuyện được dẫn dắt một cách tự nhiên nhất.

Các yếu tố Mở bài Lưu ý
Thời gian Ví dụ: Khi bác mặt trời chiếu những tia nắng chói chang… Không dùng các từ: tối qua, hôm qua…
Địa điểm Ví dụ: Trong một khu rừng nhỏ…  
Nhân vật Ví dụ: Chị rất Hiền. Tên của chị ở nhà là Chim chích  

 

Đối với phần kết bài, học sinh có thể làm theo hai cách: kết bài tự nhiên và kết bài mở rộng.

Trong đó, kết thúc tự nhiên theo dòng diễn biến của câu chuyện. Kết thúc mở khiến người đọc phải suy nghĩ và tự sáng tạo phần kết thúc cho riêng mình, giúp người đọc có thể tự tưởng tượng ra phần kết thúc theo như ý của bản thân mà không bó buộc với luồng suy nghĩ của người viết.

Đối với kết bài mở, học sinh cũng cần phải đọc thêm nhiều sách, quan sát thế giới xung quanh để làm thành chất liệu riêng trong bài viết của mình, tạo ấn tượng đối với giáo viên.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cho các bạn học sinh hiểu và làm như thế nào để viết nên một bài văn có phần mở đầu và kết thúc ấn tượng. Viết văn không khó nhưng để có được một bài văn hay thì thực sự không dễ dàng phải không nào?

Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và viết bài tập làm văn hay nói riêng, các bậc phụ huynh nên giúp con tạo nền tảng ngôn ngữ vững vàng ngay từ cấp tiểu học. Chương trình Học tốt tiểu học 2020-2021 dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 giúp trẻ nắm vững kiến thức, chắc tư duy môn Tiếng Việt thông qua hai khóa học Trang bị kiến thức và Ôn luyện.

Cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong suốt khóa học thông qua các dịch vụ hỗ trợ từ HOCMAI như: nhắc nhở con học tập, học bạ điện tử báo cáo kết quả học tập của con, tư vấn học tập và trả lời mọi thắc mắc của học sinh ngay dưới mỗi video bài giảng.

Phụ huynh ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ cho con tại đây https://hocmai.link/dang-ky-nhan-bai-giang-mien-phi